Hôi miệng, theo y học được gọi là chứng hôi miệng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do thói quen sức khỏe răng miệng kém hoặc do các vấn đề sức khỏe khác. Hôi miệng sẽ trở nên tồi tệ hơn do những thực phẩm hàng ngày các bạn ăn vào và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những lối sống không khoa học khác. Khi gặp phải chứng bệnh này bạn có thể sử dụng các phương pháp điều trị ngay tại nhà và có thể nhờ đến sự giúp đỡ tư vấn của nha sĩ, bác sĩ.
1. Nguyên nhân gây hôi miệng
1.1. Thức ăn hàng ngày
Tất cả các thức ăn được ăn sẽ phân hủy ngay trong khoang miệng của bạn. Sau đó, thức ăn thẩm thấu vào hồng cầu và di chuyển đến phổi, tác động đến hơi thở ra ngoài. Đặc biệt khi ăn những thực phẩm có mùi mạnh như hành, tỏi, phô mai, rượu… thì dù có sử dụng súc miệng thì cũng chỉ có thể loại bỏ đi mùi hôi tạm thời. Mùi hôi sẽ không hoàn toàn biến mất cho đến khi thức ăn đào thải ra khỏi cơ thể bạn.

Nguyên nhân gây hôi miệng gồm: ăn các loại thức ăn có mùi, vệ sinh răng miệng kém và các bệnh lý khác. (Ảnh: Internet)
1.2. Thuốc lá
Rất dễ để nhận ra người nào đó hút thuốc lá. Bởi khi hút thuốc lá sẽ hình thành một mùi hôi khó chịu dẫn đến khô miệng. Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm nha chu, một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hơi thở có mùi.
1.3. Bệnh lý
Bệnh nhân mắc suy thận, suy gan hoặc bệnh tiểu đường có mùi tanh cá trong hơi thở.
Bệnh về dạ dày như trào ngược dạ dày cũng là một căn bệnh khiến cho miệng có mùi hôi.
Nguyên nhân khác của hôi miệng là do bệnh K (ung thư) và rối loạn chuyển hóa, có thể gây ra mùi riêng biệt do hệ quả của các chất hóa học mà chúng tiết ra.
Các loại thuốc được sử dụng để chữa trị bệnh tâm thần, bệnh huyết áp cao cũng gián tiếp gây nên hôi miệng, do khi thuốc chuyển hóa trong cơ thể sẽ giải phóng các chất hóa học tạo nên mùi hôi của hơi thở.
1.4. Thói quen xấu hàng ngày
Nếu chỉ đánh răng không thôi là chưa đủ, bạn cần sử dụng thêm chỉ nha khoa để có thể loại bỏ hoàn toàn những mảng bám thức ăn còn đọng lại trên răng, nướu và lưỡi. Nếu thực phẩm còn bị lưu lại trong khoang miệng sẽ khiến cho hơi thở có mùi khó chịu. Viêm lợi do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng có thể gây ra hôi miệng.
Đọc thêm:
-
-
2. Cách phòng ngừa hôi miệng tại nhà
2.1. Trị hôi miệng bằng lá ổi
Lá ổi là một bài thuốc dân gian có thể chữa được nhiều bệnh như tiêu chảy, viêm ruột… và hôi miệng. Trong lá ổi có chứa các thành phần Tanin, Oxalic, Phosphoric giúp loại bỏ chứng hôi miệng, làm trắng răng và loại bỏ mảng bám rất tốt.

Lá ổi là một bài thuốc dân gian có thể chữa được nhiều bệnh như tiêu chảy, viêm ruột và hôi miệng. (Ảnh: Internet)
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá ổi non rửa sạch
- Sau đó đun sôi và thêm một chút muối
- Đợi nước nguội và sử dụng súc miệng 3 lần/ ngày
Chăm chỉ thực hiện đều đặn hàng ngày.
2.2. Chữa hôi miệng bằng muối
Muối là gia vị phổ biến trong nấu ăn. Bên cạnh đó muối còn là một loại chất sát trùng hiệu quả và .
Cách thực hiện:
- Pha muối với nước để tạo được dung dịch nước muối loãng
- Dùng dung dịch này 3 lần/ ngày.
Nước muối giúp ngăn ngừa hiệu quả các vấn đề mảng bám gây nên sâu răng, tiêu diệt vi khuẩn trên lợi và lưỡi.
2.3. Sử dụng mật ong để loại bỏ hôi miệng
Trong mật ong có chứa chất kháng sinh và tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy khi sử dụng mật ong và chanh súc miệng hàng ngày sẽ giúp hạn chế mùi hôi.
2.4. Sữa chua không đường giúp chữa hôi miệng
Nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng là do chất hydrogen sulfide. Một số nghiên cứu cho thấy sữa chua ức chế sự sản sinh chất này và là cách trị hôi miệng hiệu quả tại nhà. Ngoài ra, sữa chua tạo ra các vi khuẩn có lợi hình thành nên môi trường tốt bảo vệ răng lợi. Sữa chua ngon, đẹp da, giữ dáng và trị hôi miệng hiệu quả.
2.5. Vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày
- Đánh răng sau mỗi bữa ăn: Kem đánh răng có đặc tính kháng khuẩn, giúp làm giảm mùi hôi miệng. Đánh răng sau bữa ăn giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn còn lưu lại trong khoang miệng, làm cho răng lợi luôn được sạch sẽ thơm tho.

Đánh răng sau bữa ăn giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn còn lưu lại trong khoang miệng, làm cho răng lợi luôn được sạch sẽ thơm tho. (Ảnh: Internet)
- Chải lưỡi: Đừng chỉ đánh răng mà quên đi mất việc chải lưỡi. Lưỡi chứa vi khuẩn nên được làm sạch kĩ lưỡng để giảm mùi hôi. Hãy sử dụng bàn chải tích hợp dụng cụ làm sạch lưỡi hàng ngày.
- Dùng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa có thể loại bỏ được những mảng bám ở những nơi mà bàn chải không thể vươn tới. Dùng chỉ nha khoa đúng cách giúp kiểm soát hơi thể có mùi.
- Làm sạch răng giả hoặc dụng cụ nha khoa: Nếu bạn có đeo cầu răng hoặc hàm giả, hãy làm sạch nó thật cẩn thận ít nhất một ngày một lần hoặc tuân theo chỉ dẫn của nha sĩ. Những dụng cụ giữ răng hoặc dụng cụ bảo vệ miệng, cần được làm sạch trước khi được đưa vào miệng sử dụng bằng sản phẩm chuyên dụng.
- Thay bàn chải thường xuyên
Hôi miệng là một vấn đề phổ biến và tự bản thân mỗi người cũng có thể tự cảm nhận được. Tuy nhiên để có thể điều trị dứt điểm chứng bệnh này cần phải có thời gian, kiên trì. Trong trường hợp bạn bị nặng hãy đến cơ sở nha sĩ để có thể nhận được sự tư vấn, điều trị của nha sĩ. Hãy bảo vệ sức khỏe răng mình của mình ngay từ bây giờ để hạn chế những căn bệnh nguy hiểm khác phát sinh.
Nguồn tham khảo: , ,
https://genk.vn/5-cach-chua-hoi-mieng-cap-toc-de-thuc-hien-tai-nha-20220214122533164.chn Lấy link