Vì sao thiên nhiên sản sinh ra nhiều loài côn trùng hút máu như vậy?

Hãy nghĩ đơn giản về muỗi, muỗi vằn, ruồi… tại sao những loài vật hút máu này lại xuất hiện, ý nghĩa của chúng là gì? Từ nhiều góc độ, có vẻ như hầu hết những loài động vật hút máu này đều truyền bệnh và gây hại cho nhiều loài động vật khác.


Sự tiến hóa của côn trùng hút máu bắt đầu vào đầu kỷ Tam Điệp - Jura (Triassic-Jurassic). Vào thời điểm đó, những nhóm sinh vật họ ruồi và muỗi bắt đầu sinh sôi nảy nở. Vào kỷ Trias, loài muỗi bắt đầu tiến hóa thành phân họ muỗi nhà và phân họ Anopheles, và trong kỷ Jura, muỗi Anopheles và muỗi Aedes phân hóa. Bên cạnh đó, những loài rệp hút máu cũng phát triển vào thời điểm này.


Có hai giả thuyết chính về sự tiến hóa của côn trùng hút máu: giả thuyết ăn thực vật, giả thuyết ăn da chết.


Vì sao thiên nhiên sản sinh ra nhiều loài côn trùng hút máu như vậy? - Ảnh 1.

Hầu như tất cả chúng ta đều từng bị muỗi đốt trong đời. Chúng gây ngứa ngáy, khó chịu, trầy da và nguy hiểm nhất là các loại bệnh truyền nhiễm có thể gây tử vong nhanh chóng.


Giả thuyết ăn thực vật tương ứng với muỗi. Muỗi ban đầu vẫn ăn thực vật, nhưng bắt đầu từ kỷ Jura, với sự xuất hiện và tiến hóa của thực vật hạt kín, một cuộc cách mạng trên cạn đã bắt đầu và động vật có vú máu nóng, khủng long và chim xuất hiện. Một số loài muỗi, sau khi tình cờ nhận được sự nuôi dưỡng của máu, bắt đầu chuyển sang hút máu.


Người ta thường chấp nhận rằng ký sinh trùng máu ở động vật chân đốt đã tăng ít nhất 6 lần trong kỷ Jura và kỷ Phấn trắng. Chúng hút máu thông qua miệng hút - bộ phận ban đầu được sinh ra để hút nhựa cây; bộ hàm cứng như kim này cũng là công cụ đắc lực để muỗi thích nghi với việc ăn máu.


Vì sao thiên nhiên sản sinh ra nhiều loài côn trùng hút máu như vậy? - Ảnh 2.

Mỗi năm, những vết muỗi đốt là nguyên nhân dẫn đến cái chết của khoảng 1 triệu người trên toàn thế giới. Số người tử vong do muỗi đốt còn nhiều hơn dân cư ở các thành phố lớn như Detroit hoặc Geneva. Nhiều người tuy sống sót nhưng vẫn bị mắc các di chứng nghiêm trọng theo họ đến suốt cuộc đời.


Trong Đại Trung sinh, côn trùng bắt đầu tiếp cận động vật có xương sống, có thể do chúng ăn trái cây và lá non của cây cùng lúc với những loài này, hoặc côn trùng bị thu hút bởi trái cây và hạt chứa trong tổ của động vật có xương sống.


Điều này cho phép côn trùng vô tình tiếp xúc và ăn máu chảy ra từ vết thương, sao đó tiến hóa để cố tình mở vết thương; theo thời gian, phần miệng của côn trùng tiếp tục phát triển, cho phép côn trùng loại bỏ vảy trên vết thương, mở vết thương cũ ra và kết quả là khả năng đâm xuyên vào da cũng như khiến cho những vết thương này khó đông máu hơn.


Rõ ràng là máu của động vật có xương sống có giá trị dinh dưỡng cao hơn và dễ tiêu hóa hơn nhựa của thực vật, bằng chứng là muỗi Aedes hút máu thường phát triển và sinh sản hơn so với muỗi hút nhựa cây.


Vì sao thiên nhiên sản sinh ra nhiều loài côn trùng hút máu như vậy? - Ảnh 3.

Muỗi là loài động vật nguy hiểm nhất trên thế giới. Một con muỗi duy nhất có thể làm lây nhiễm bệnh cho đến hơn 100 nạn nhân khác nhau.


Quá trình chuyển đổi từ ăn nhựa cây sang uống máu vẫn tồn tại trong thời hiện đại. Ví dụ điển hình là loài bướm đêm Spodoptera, chúng là một loài thuộc họ Noctuididae với chiếc mỏ sắc nhọn được cải tiến. Chiếc mỏ này được hầu hết các loài sống về đêm sử dụng để xuyên qua lớp vỏ bên ngoài của trái cây, nhưng bướm đêm Spodoptera lại sử dụng mỏ này để chọc thủng da của động vật có xương sống để hút máu.


Vì sao thiên nhiên sản sinh ra nhiều loài côn trùng hút máu như vậy? - Ảnh 4.

Bướm đêm Spodoptera có chiều dài thân khoảng 20-25mm, sải cánh rộng từ 35-45mm. Loài bướm đêm này có thể sống trung bình từ 1-2 tuần tuỳ điều kiện thức ăn. Trung bình một con bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng nếu điều kiện thích hợp, chúng có thể đẻ từ 900-2000 trứng.


Giả thuyết ăn da chết tương ứng với các loài côn trùng khác không có cơ quan chích hút chuyên biệt. Những loài côn trùng này không thể hút máu trực tiếp nhưng lại phát triển thành côn trùng hút máu gián tiếp thông qua quá trình chung sống lâu dài với động vật có xương sống.


Tổ của động vật có xương sống thu hút côn trùng có lẽ vì môi trường ẩm ướt, ấm áp rất có lợi cho đại đa số côn trùng. Hơn nữa, lượng thức ăn dồi dào trong tổ của động vật có xương sống cũng có thể là nguyên nhân khiến nó thu hút côn trùng.


Vì sao thiên nhiên sản sinh ra nhiều loài côn trùng hút máu như vậy? - Ảnh 5.

Psocoptera là một bộ côn trùng, Chúng xuất hiện đầu tiên vào kỷ Permi vào khoảng 295–248 triệu năm trước. Chúng được xem là nguyên thủy nhất trong nhóm paraneoptera. Tên của chúng xuất phát từ tiếng Hy Lạp ψῶχος, psokos nghĩa là gnawed hoặc rubbed và πτερά, ptera nghĩa là cánh


Ban đầu, côn trùng ăn phân, nấm và vô tình ăn phải các mảnh vụn hữu cơ như ác mảnh vụn da hoặc lôn trong tổ. Theo thời gian, điều này đã dẫn đến sự phát triển khả năng tiêu hóa các mảnh vụn hữu cơ và chúng cũng kiếm ăn trực tiếp từ cơ thể vật chủ.


Sự thích nghi về hình thái và hành vi đồng thời cho phép côn trùng phát triển những cơ miệng đặc biệt. Mặc dù những phần cơ này không được sử dụng như vòi hút của muỗi, nhưng nó có thể được dùng để xâm nhập vào lớp hạ bì để ăn máu của vật chủ. Sự tiến hóa từ ăn da sang hút máu lần đầu tiên được phát hiện ở các thành viên của phân loài rận gia cầm.


Lấy link







Vi sao thien nhien san sinh ra nhieu loai con trung hut mau nhu vay?


Hay nghi don gian ve muoi, muoi van, ruoi… tai sao nhung loai vat hut mau nay lai xuat hien, y nghia cua chung la gi? Tu nhieu goc do, co ve nhu hau het nhung loai dong vat hut mau nay deu truyen benh va gay hai cho nhieu loai dong vat khac.

Vì sao thiên nhiên sản sinh ra nhiều loài côn trùng hút máu như vậy?

Hãy nghĩ đơn giản về muỗi, muỗi vằn, ruồi… tại sao những loài vật hút máu này lại xuất hiện, ý nghĩa của chúng là gì? Từ nhiều góc độ, có vẻ như hầu hết những loài động vật hút máu này đều truyền bệnh và gây hại cho nhiều loài động vật khác.
Vì sao thiên nhiên sản sinh ra nhiều loài côn trùng hút máu như vậy?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: