ARM đã cứu Apple hai lần như thế nào?

Apple đã chính thức công bố quá trình chuyển đổi từ bộ xử lý Intel sang bộ xử lý ARM tự sản xuất, từ đó công ty có thể..


Apple đã chính thức công bố quá trình chuyển đổi từ bộ xử lý Intel sang bộ xử lý ARM tự sản xuất, từ đó công ty có thể chủ động phát hành mọi dòng sản phẩm của mình trong tương lai. Nhưng ít ai biết trong quá khứ, ARM đã nhiều lần đã cứu sống Apple.


Trước đây, Apple từng có thời điểm sở hữu tới 43% ARM, và ngay trước bờ vực phá sản việc bán một lượng lớn cổ phần ARM đã mang đến cho Apple một số tiền lớn vượt qua khủng hoảng. Sau đó hai công ty này còn có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong nhiều năm qua.




ARM đã cứu Apple hai lần như thế nào?

ARM, Acorn và Apple

Tiền thân của ARM là công ty Acorn đến từ Anh, đây là công ty đứng sau đứng sau BBC Micro với các thiết bị như Commodore 64 được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường học ở Anh những năm 80, nhờ thành công bước đầu đó giúp cho ARM có nhiều nguồn lực phát triển sau này. 


Vào năm 1983, dự án Acorn RISC Machine bắt đầu triển khai. RISC hay Reduced Instruction Set Computer là một bộ xử lý mới với tập lệnh khác hoàn toàn với CISC. Dù kiến trúc mới không thể hoạt động cùng lúc với nhiều lệnh như CISC nhưng nó lại nhanh hơn rất nhiều, đặc biệt là ưu điểm tiết kiệm năng lượng khiến Apple quan tâm.




Và đến ngày 27 tháng 11 năm 1990, Apple đã hợp tác với Acorn sản xuất chip VLSI Technologies để thành lập một công ty được đặt tên là Advanced RISC Machines Ltd... Với số tiền ban đầu bỏ ra 3 triệu USD, Apple nắm giữ 43% công ty. Sau đó một bộ xử lý ARM ra đời và được trang bị cho Newton MessagePad.


ARM không muốn gắn liền với việc sản xuất chip cho một thiết bị, công ty bắt đầu tìm cách cấp phép cho các công ty khác sản xuất chip trên nền tảng công nghệ của mình. Và cuối 1983 Texas Instruments đã trở thành khách hàng đầu tiên, ngay sau đó Texas Instruments đã thuyết phục Nokia tham gia ARM. Năm 1994, Nokia 6110 được phát hành. Và cũng thời gian này, Apple đã không bán được nhiều Newton MessagePad như kỳ vọng.


Apple bán ARM để vực dậy trước nguy cơ phá sản

Năm 1997, Apple được cho là chỉ còn khoảng 100 ngày nữa trước khi phá sản. Lúc này Steve Jobs đã được bổ nhiệm vị trí CEO, ông đã hủy bỏ dự án Newton, bán một lượng lớn cổ phần trong ARM, dù không biết Apple đã kiếm được bao nhiêu cho việc này nhưng vào 1999, công ty còn sở hữu 14,8% tương đương với 1,1 tỷ đô. So với số tiền đầu tư 3 triệu đô la ban đầu, chưa tính đến khoản đã bán đi thì 1,1 tỷ đô đã là con số kỷ lục.




Cùng với số tiền kiếm được từ việc bán bớt cổ phần trong ARM, Steve Jobs cũng tìm đến Bill Gates để tìm kiếm một gói cứu trợ 150 triệu đô và nhờ đó Apple vượt qua được những ngày đen tối nhất lịch sử. Vào 2001, Apple rẽ sang một hướng mới phát hành máy nghe nhạc dưới tên iPod và trở thành một biểu tượng suốt những năm 2000. Và tất nhiên thiết bị này cũng dựa trên ARM.


ARM và iPhone

Dù được trang bị trên iPod, nhưng khi thử nghiệm với iPhone ARM thời điểm đó chưa đáp ứng được kỳ vọng trên một chiếc iPhone. Vì vậy Intel đã được Apple tìm đến để hợp tác sản xuất bộ xử lý cho chiếc iPhone đầu tiên. Nhưng Intel đã từ chối vì chi phí phát triển một bộ xử lý mới là quá đắt đỏ và không thấy được tương lai của iPhone.




Và vì thế, Apple lại phải quay lại với ARM để tiếp tục nghiên cứu phát triển bộ xử lý cho iPhone đầu tiên, sau đó thuê Samsung gia công chip và iPhone 2G ra đời. 


Apple là công ty thành công nhất với ARM

Trong 2010, Apple đã từ chối mua lại ARM với mức giá 8 tỷ đô, sau này ARM được tập đoàn Softbank mua lại. Dù không mua ARM, Apple vẫn đầu tư cho một nhóm phát triển riêng để tùy biến sâu kiến trúc và cho đến hiện tại dễ thấy Apple đã và đang là công ty thành công nhất với ARM.




Sự khác biệt giữa Apple và các công ty sản xuất chip ARM khác bắt đầu có sự chênh lệch rõ rệt từ 2013, khi Apple trình làng iPhone 5s với bộ xử lý A7 64 bit và trở thành bộ xử lý 64 bit đầu tiên cho điện thoại.


Đến Apple A12X trên iPad Pro 2018, công ty lại khiến cả thế giới phải bất ngờ. Hiệu năng của bộ xử lý này 'đi trước thời đại' đến vài năm, đến bây giờ vẫn chưa có một con chip ARM trên các sản phẩm thương mại nào vượt qua được A12X. Thậm chí A12Z trên iPad Pro 2020 cũng chỉ bổ sung nhân đồ họa là đã quá đủ sử dụng trong năm 2020 và nhiều năm sau đó.


Chiếc Mac mini dành cho nhà phát triển mới đây cũng được trang bị bộ xử A12Z nhưng lại cho sức mạnh vô cùng ấn tượng, theo như video giới thiệu của Apple trong WWDC thì con chip này có thể giúp dựng video 4K mượt mà trong Final Cut.



Nguồn: appleinsider












ARM da cuu Apple hai lan nhu the nao?


Apple da chinh thuc cong bo qua trinh chuyen doi tu bo xu ly Intel sang bo xu ly ARM tu san xuat, tu do cong ty co the..

ARM đã cứu Apple hai lần như thế nào?

Apple đã chính thức công bố quá trình chuyển đổi từ bộ xử lý Intel sang bộ xử lý ARM tự sản xuất, từ đó công ty có thể..
ARM đã cứu Apple hai lần như thế nào?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: