Nông dân Trung Quốc đổi đời nhờ livestream

Người dân ở nông thôn đã tận dụng nền tảng livestream của các ông lớn Alibaba, ByteDance, Tencent để tiếp cận khách hàng, tăng thu nhập sau đại dịch Covid-19.


Là thị trường trị giá 63 tỷ USD, lĩnh vực nông nghiệp thương mại điện tử đã trở thành mảnh đất màu mỡ, thu hút nhiều nông dân ở các vùng núi hẻo lánh Trung Quốc.


Ở Xishan, thay vì kiếm thu nhập từ khách du lịch như hàng năm, người dân ở đây đã bắt đầu ứng dụng truyền hình trực tiếp và thương mại điện tử để bán sản phẩm, tiếp cận hàng nghìn khách hàng. Tuy nhiên, việc chuyển sang mô hình kinh doanh trực tuyến không hề dễ dàng với những người nông dân ở đây.


Livestream kiếm bộn tiền


Jiang Jiaqi (36 tuổi), một người dân sống ở Xishan, đang vận hành một cửa hàng kinh doanh nông sản và sở hữu một studio chuyên để livestream và quay video ngắn. Anh từng làm việc tại một công xưởng ở Tô Châu cách đây 6 năm trước nhưng sau đó quyết định về quê nhà để mở một cửa hàng bán nông sản trên các sàn thương mại điện tử.


Theo SCMP, kinh doanh nông sản nhờ thương mại điện tử đòi hỏi Jiang Jiaqi phải liên tục làm việc với các công ty xuất nhập khẩu, đồng thời phản hồi và tư vấn khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm. Jiang còn phải thường xuyên tự mình lên núi để hái hoa quả, sau đó đem về để quay phim, chụp ảnh, đăng lên các tài khoản bán hàng.


Kiem song nho livestream anh 1

Những người nông dân livestream đã trở thành một đề tài rất được quan tâm trong thời gian gần đây. Ảnh: Liang Taiping.


Có thể nói, các nền tảng phát sóng trực tuyến đã mang lại bước ngoặt cho thị trường nông sản thương mại điện tử của quốc gia tỷ dân. Trước đây, người thống trị thị trường này là ông lớn công nghệ Alibaba với chợ Taobao và Tmall.


Trong mùa mua sắm 18/6, mỗi ngày Taobao tổ chức lên đến 10.000 sự kiện livestream từ các vùng nông thôn hẻo lánh. Nền tảng này sở hữu hơn 100.000 streamer nông dân trên khắp cả nước.


Song, những tên tuổi mới như Pinduoduo và Douyin lại có những chiến lược mới để bán hàng qua video, cạnh tranh với đế chế thương mại điện tử Alibaba. “Các nhãn hàng đang tìm cách phát triển bên ngoài Alibaba vì lượng tiếp cận của nền tảng này đã bị bão hòa”, Miro Li, nhà sáng lập công ty tư vấn Double V.


Theo chuyên gia, thói quen tiêu dùng của người dùng cũng đang dần thay đổi. “Douyin chính là ví dụ điển hình của xu hướng ‘thương mại điện tử tích hợp’, kích cầu tiêu dùng bằng nội dung số. Nhờ đó, người dùng sẽ không còn quá chú trọng vào những sản phẩm giá rẻ, thay vào đó sẽ sẵn sàng chi cho các mặt hàng có giá cao hơn”, Li bổ sung.


Miếng bánh béo bở được các ông lớn giành giật


Bắt đầu mô hình kinh doanh trực tuyến từ năm 2017, Jiang chính là người chứng kiến sự thay đổi rõ rệt hơn ai hết. Lúc đầu khi mới bắt đầu, anh chủ yếu bán hàng qua các nhóm chat trên WeChat. Sau đó, để theo kịp xu hướng, Jiang đã mở thêm một cửa hàng trên Taobao và liên kết với đối tác để bán hàng qua Pinduoduo trước đại dịch Covid-19 vào năm 2020.


Tuy nhiên, anh dần nhận ra sản phẩm của mình rất khó tiếp cận đến nhiều khách hàng nếu không mua quảng cáo. “Chỉ có những cửa hàng mới mở mới có tương tác cao nhưng vấn đề là trên sàn lại có quá nhiều sản phẩm giống nhau”, anh nói.


Vì thế, Jiang đã quyết định sử dụng Douyin và tính năng Channels của WeChat để đưa sản phẩm của mình đến nhiều đối tượng khách hàng nội địa hơn. Sau khi thay đổi chiến lược, người đàn ông nhận ra ngày càng nhiều người từ khắp mọi nơi, thậm chí là từ nước ngoài đã xem video của mình và hỏi mua nông sản.


Kiem song nho livestream anh 2

Nhờ thay đổi cách thức bán hàng, Jiang Jiaqi đã vượt qua khó khăn không bán được nông sản do vướng phải dịch Covid-19. Ảnh: Yaling Jiang.


Theo SCMP, các nền tảng phát trực tuyến và chia sẻ video ngắn đã trở thành chiến lược marketing phổ biến gần đây của thị trường thương mại điện tử Trung Quốc.


Pinduoduo, ứng dụng thương mại điện tử hàng đầu, gần đây đã đưa tính năng quay video ngắn được ra mắt năm 2020 lên đầu trang chủ của mình. Alibaba cũng mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực này và thu về 60 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa trong năm 2020.


“Các nền tảng thương mại điện tử truyền thống đua nhau ra mắt tính năng video ngắn và livestream để kích cầu hành vi mua hàng và đầu tư”, nhà sáng lập công ty tư vấn Double V nhận định. Ông cho rằng sự kết hợp giữa 2 hình thức này sẽ giúp người dùng chọn mua sản phẩm chỉ trong tích tắc.


Trong đó, Douyin sẽ trở thành người dẫn đầu với chiến lược này, đặc biệt là sau những ồn ào xoay quanh “ông hoàng son môi” Li Jiaqi hay “bà hoàng livestream” Viya của Taobao.


Song, bên cạnh lượng người mua tăng nhờ các nền tảng trực tuyến, những nông dân như Jiang Jiaqi cũng gặp không ít khó khăn trong việc kinh doanh. Giá thành nguyên vật liệu bao bì, phí vận chuyển tăng cao, kèm theo đó là mùa nông sản ngày càng ngắn đã khiến Jiang khó có thể mở rộng quy mô kinh doanh của mình.


Nhưng người đàn ông vẫn tỏ ra rất lạc quan, đặt mục tiêu phát triển tài khoản Douyin của mình và mong muốn giúp người nông dân “chỉ cần ngồi ở nhà cũng có thể bán được nông sản”.


(Theo Zing)









Nong dan Trung Quoc doi doi nho livestream


Nguoi dan o nong thon da tan dung nen tang livestream cua cac ong lon Alibaba, ByteDance, Tencent de tiep can khach hang, tang thu nhap sau dai dich Covid-19.

Nông dân Trung Quốc đổi đời nhờ livestream

Người dân ở nông thôn đã tận dụng nền tảng livestream của các ông lớn Alibaba, ByteDance, Tencent để tiếp cận khách hàng, tăng thu nhập sau đại dịch Covid-19.
Nông dân Trung Quốc đổi đời nhờ livestream
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: