Đốt dầu thải tưởng độc hại mà hóa ra lại rất tốt, giúp ích cho 3 tỷ người mỗi năm

Khi không được xử lý đúng cách thì dầu thải đúng là quả bom bổ chậm và là nguồn gây ô nhiễm cực lớn.


Ở những bài trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về bếp đun dầu thải và so sánh nó với bếp gas. Kết quả sơ bộ cho thấy, dù không tiết kiệm được đến 10 lần như quảng cáo nhưng quả thật là chi phí nhiên liệu của bếp đun dầu thải chỉ bằng 50% so với bếp gas – tức là có cơ sở khi nói: bếp đun dầu thải tiết kiệm hơn bếp gas.


Đốt dầu thải tưởng độc hại mà hóa ra lại rất tốt, giúp ích cho 3 tỷ người mỗi năm - Ảnh 1.


Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có mùa đông lạnh giá thì người ta từ lâu đã sử dụng dầu thải để làm nhiên liệu cho lò sưởi hoặc các thiết bị làm ấm.


Dầu thải, dầu đã qua sử dụng và nguy cơ đến hành tinh xanh


Dầu thải được định nghĩa là bất kỳ loại dầu tổng hợp hoặc dầu mỏ nào đã bị nhiễm bẩn và trở nên không phù hợp với mục đích ban đầu do có lẫn tạp chất hoặc bị mất đi các đặc tính ban đầu.


Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) định nghĩa thuật ngữ "dầu đã qua sử dụng" (used oil) là bất kỳ loại dầu mỏ hoặc dầu tổng hợp nào đã được sử dụng và do việc sử dụng đó khiến cho dầu bị ô nhiễm về mặt vật lý hoặc hóa học.


Đốt dầu thải tưởng độc hại mà hóa ra lại rất tốt, giúp ích cho 3 tỷ người mỗi năm - Ảnh 2.

Dầu thải được phân loại thành các hạng mục


Trong khi "dầu đã qua sử dụng" là một thuật ngữ có tính hành chính thì "dầu thải" (waste oil) có tính "văn nói" để chỉ chung tất cả những loại dầu đã bị nhiễm các chất có thể nguy hiểm hoặc không. Bất kỳ loại dầu nào bị nhiễm bẩn đều trở thành chất thải nguy hại và phải được quản lý theo tiêu chuẩn quản lý chất thải nguy hại. Cả dầu đã qua sử dụng và dầu thải đều yêu cầu phải được tái chế hoặc thải bỏ đúng cách để tránh tạo ra những vấn đề môi trường.


Đốt dầu thải tưởng độc hại mà hóa ra lại rất tốt, giúp ích cho 3 tỷ người mỗi năm - Ảnh 3.

Dầu thải khiến nước bị ô nhiễm


Hàng năm, ước tính có hơn 1,3 tỷ gallon dầu thải được tạo ra từ các hộp số của hàng triệu ô tô và xe tải mỗi khi thay dầu và 200 triệu gallon trong số chúng bị thải bỏ không đúng cách. Lượng dầu thải này ngấm vào đất, nước và gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước ngọt cho 3 tỷ người (tức là khoảng một nửa dân số thế giới). Thống kê đáng kinh ngạc này không bao gồm những vụ tràn dầu xảy ra ở các khu vực khác trên hành tinh. Ở những nơi không có cơ sở thu gom dầu thải hoặc nơi mà người ta phải trả phí để thu gom và loại bỏ dầu đã qua sử dụng thì tỷ lệ này có xu hướng còn cao hơn nhiều.


Đốt dầu thải – tốt nhưng không phải cứ học trên YouTube là xong


Khi không được xử lý đúng cách thì dầu thải đúng là quả bom bổ chậm và nguồn gây ô nhiễm cực lớn. Việc đốt dầu đã qua sử dụng giải quyết được một số vấn đề: cung cấp năng lượng, thay thế các nguồn năng lượng-nhiên liệu khác và giảm các tác hại đến môi trường.


Đốt dầu thải tưởng độc hại mà hóa ra lại rất tốt, giúp ích cho 3 tỷ người mỗi năm - Ảnh 4.

Một mẫu lò đốt dầu thải của Mỹ


Hệ thống sưởi bằng dầu thải giúp giảm thiểu nhu cầu sử dụng các nguồn nhiệt khác như khí đốt tự nhiên, khí propan và điện. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí sưởi ấm mà còn làm giảm nhu cầu đối với những loại nhiên liệu đó trên thị trường năng lượng, từ đó góp phần "hạ nhiệt" áp lực đối với việc xây dựng, bảo trì các đường ống dẫn, xe tải chở dầu, nhà máy điện và các tuyến đường vận chuyển. Khi chúng ta cộng tất cả các yếu tố này lại với nhựa thì hóa ra việc tái chế dầu thải lại giúp giảm đáng kể lượng khí thải carbon.


Đốt dầu thải tưởng độc hại mà hóa ra lại rất tốt, giúp ích cho 3 tỷ người mỗi năm - Ảnh 5.

Một lò đốt dầu thải có xuất xứ Trung Quốc


Để đảm bảo lượng tro tích tụ là thấp nhất và giảm nguy cơ tồn tại của các chất ô nhiễm tiềm ẩn, các lò đốt dầu thải phải đạt được ngưỡng từ 1000 đến 1500 độ C. Nhiệt độ cao sẽ giúp bẻ gãy các liên kết hóa học trong phân tử và cho phép đốt cháy hoàn toàn các chất, do đó gần như không có cặn còn sót lại.


Mẫu lò đốt dầu thải Power Eagle Eliminator 120


Không chỉ riêng ở Việt Nam mà nhiều nhà sản xuất máy sưởi dầu thải ở Mỹ cũng quảng cáo rằng người tiêu dùng có thể tiết kiệm được kha khá tiền bằng cách đốt dầu thải. Điều này nghe có vẻ hấp dẫn đối với các gara, doanh nghiệp sản xuất hoặc thug om dầu thải, thế nhưng việc đốt dầu mà không có giấy phép của Sở Y tế địa phương sẽ bị coi là bất hợp pháp.


Đốt dầu thải tưởng độc hại mà hóa ra lại rất tốt, giúp ích cho 3 tỷ người mỗi năm - Ảnh 7.

Sơ đồ lò sưởi dùng dầu thải DIY thường không có hệ thống xử lý khí thải chuyên nghiệp


Một số lò đốt dầu thải tự chế theo những video trên YouTube có thể tạo ra ngọn lửa không khói, nhưng hầu hết chúng không được thiết kế với hệ thống lọc thích hợp để loại bỏ các chất độc có hại và giảm lượng khí thải carbon. Các doanh nghiệp bị bắt quả tang đốt dầu thải mà không có giấy phép thích hợp sẽ bị yêu cầu chấm dứt việc đốt và có thể bị phạt tiền.


Tổng kết


Như vậy, việc đốt dầu thải hóa ra không quá tệ như chúng ta vẫn nghĩ. Trái lại, nó được coi là nhiên liệu thay thế trong một số trường hợp nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ điện, chất đốt, đồng thời hạn chế các tác hại do việc đổ xả bừa bãi dầu đã qua sử dụng. Thế nhưng tại sao khi nhắc tới bếp đun dầu thải ở Việt Nam lại nhận được những cái lắc đầu hoặc không mấy mặn mà? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài tiếp theo, mời các bạn đón đọc!


Lấy link







Dot dau thai tuong doc hai ma hoa ra lai rat tot, giup ich cho 3 ty nguoi moi nam


Khi khong duoc xu ly dung cach thi dau thai dung la qua bom bo cham va la nguon gay o nhiem cuc lon.

Đốt dầu thải tưởng độc hại mà hóa ra lại rất tốt, giúp ích cho 3 tỷ người mỗi năm

Khi không được xử lý đúng cách thì dầu thải đúng là quả bom bổ chậm và là nguồn gây ô nhiễm cực lớn.
Đốt dầu thải tưởng độc hại mà hóa ra lại rất tốt, giúp ích cho 3 tỷ người mỗi năm
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: