Phát hiện khoáng chất ngậm nước trên sao Hỏa

Khám phá mới của tàu Chúc Dung cho thấy hoạt động của nước lỏng trên sao Hỏa diễn ra gần đây hơn những gì các nhà khoa học từng nghĩ.


Trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Science Advances hôm 11/5, các nhà khoa học Trung Quốc đã công bố phát hiện khoáng chất ngậm nước trên hành tinh đỏ bằng cách phân tích dữ liệu được thu thập bởi máy quang phổ hồng ngoại sóng ngắn trên tàu thăm dò Chúc Dung.


Robot tự hành của Trung Quốc đã hạ cánh xuống khu vực Utopia Planitia, một đồng bằng rộng lớn ở bán cầu bắc của sao Hỏa, vào ngày 15/5/2021 với nhiệm vụ chính là tìm kiếm dấu hiệu của sự sống cổ đại. Nó đã điều tra các khoáng chất, môi trường và sự phân bố của nước và băng ở địa điểm hạ cánh trong ba tháng, sau đó gửi thông tin trở lại tàu quỹ đạo Thiên Vấn 1 quay quanh hành tinh.


Dữ liệu từ cuộc khảo sát ban đầu tiết lộ rằng lưu vực Utopia Planitia vẫn chứa nước trong thời gian mà nhiều nhà khoa học tin rằng sao Hỏa đã trở khô cằn và lạnh lẽo.


Sao Hỏa từng là một nơi ấm áp và ẩm ướt cách đây hàng tỷ năm, nhưng có điều gì đó đã thay đổi và khiến nó trở thành sa mạc ngày nay. Hành tinh đỏ bước vào thời kỳ này, được gọi là kỷ nguyên Amazonian, bắt đầu khoảng 3 tỷ năm trước và vẫn đang tiếp diễn.


"Điều quan trọng và mới lạ nhất là chúng tôi đã tìm thấy các khoáng chất ngậm nước tại bãi đáp nằm trên địa hình trẻ Amazonian. Các khoáng chất này là dấu hiệu cho các hoạt động của nước lỏng như nước ngầm", tác giả chính của nghiên cứu Yang Liu từ Phòng thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia về Thời tiết Không gian của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết.


Bằng cách phân tích dữ liệu của tàu thám hiểm Chúc Dung về các trầm tích và khoáng chất trong lưu vực Utopia Planitia, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy silica và sulfat ngậm nước trong các tảng đá sáng màu, nơi màu sắc thể hiện thành phần của chúng. Loại đá này có khả năng được hình thành khi một lượng nước đáng kể, có thể là nước ngầm dâng lên hoặc băng dưới bề mặt tan chảy, thấm vào đất bề mặt và sau đó bốc hơi, khiến nó trở thành một lớp vỏ cứng.


Trước đây, các nhà khoa học cũng phát hiện những lớp vỏ cứng cằn cỗi được hình thành bởi hơi nước trong khí quyển tại các địa điểm có tàu đổ bộ khác trên sao Hỏa, nhưng lớp vỏ ở Utopia Planitia dày hơn, cho thấy lưu vực này có thể có chu kỳ nước hoạt động lâu hơn hàng chục triệu năm so với những gì các nhà khoa học mong đợi.


Khám phá mới gây ngạc nhiên cho các nhà nghiên cứu vì những quan sát trước đây bằng tàu quỹ đạo không phát hiện ra dấu hiệu của khoáng chất ngậm nước ở Utopia Planitia. Đó là lý do tại sao các tàu thăm dò bề mặt như Chúc Dung là chìa khóa để tìm kiếm bằng chứng về sự sống cổ đại.


Đoàn Dương (Theo CNN)









Phat hien khoang chat ngam nuoc tren sao Hoa


Kham pha moi cua tau Chuc Dung cho thay hoat dong cua nuoc long tren sao Hoa dien ra gan day hon nhung gi cac nha khoa hoc tung nghi.

Phát hiện khoáng chất ngậm nước trên sao Hỏa

Khám phá mới của tàu Chúc Dung cho thấy hoạt động của nước lỏng trên sao Hỏa diễn ra gần đây hơn những gì các nhà khoa học từng nghĩ.
Phát hiện khoáng chất ngậm nước trên sao Hỏa
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: