Việt Nam sản xuất thành công lô vắc xin Sputnik V đầu tiên

Theo kế hoạch, vắc xin Sputnik V do VABIOTECH sản xuất sẽ sớm được đưa vào sử dụng trong Chương trình tiêm chủng toàn dân.


Trong một thông cáo báo chí mới ngày 24/9, Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) – doanh nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, cho biết đơn vị này đã chính thức sản xuất thành công lô vắc xin phòng Covid-19 Sputnik V (Gam-COVID-Vac) đầu tiên tại Việt Nam.


Trước đó, ngày 26/8, lô vắc xin Sputnik V mã số SV-030721M sản xuất tại VABIOTECH đã được Viện Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh vật Gamaleya, LB Nga phân tích, thẩm định và đánh giá đáp ứng yêu cầu của tài liệu quy chuẩn.


Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH cho biết: "Chúng tôi rất vui công bố sản xuất thành công lô vắc xin Sputnik V đầu tiên tại Việt Nam. Lô vắc xin này đã được phía Nga phân tích và đánh giá đáp ứng yêu cầu quy chuẩn. Với lô vắc xin đầu tiên này sẽ giúp cho người dân Việt Nam sớm tiếp cận được nguồn vắc xin chất lượng, góp phần đẩy lùi dịch bệnh Covid-19".


Theo kế hoạch, vắc xin Sputnik V do VABIOTECH sản xuất sẽ sớm được đưa vào sử dụng trong Chương trình tiêm chủng toàn dân.


Việt Nam sản xuất thành công lô vắc xin Sputnik V đầu tiên - Ảnh 1.

Việt Nam sản xuất thành công lô vắc xin Sputnik V đầu tiên


VABIOTECH là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển đa dạng các loại vắc xin, sinh phẩm dùng cho người như mẫu phân tích vắc xin, sinh phẩm mới, bộ dụng cụ chẩn đoán, sinh phẩm điều trị, dược phẩm; mỹ phẩm, thực phẩm dinh dưỡng, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.


Từ trước đến nay, VABIOTECH vẫn luôn là nhà sản xuất và cung cấp vắc xin lớn nhất cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia tại Việt Nam với hệ thống cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn GMP.


Về Sputnik V, đây là một vắc xin được Viện Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh vật Gamaleya, LB Nga phát triển dựa trên nền tảng véc-tơ adenovirus được đăng ký đầu tiên trên thế giới, lịch tiêm là 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 3 tuần.


Sputnik V sử dụng hai véc-tơ khác nhau cho hai mũi tiêm trong một đợt tiêm chủng, cung cấp khả năng miễn dịch trong thời gian dài hơn so với vắc xin sử dụng cùng cơ chế phân phối cho cả hai mũi tiêm.


Việt Nam sản xuất thành công lô vắc xin Sputnik V đầu tiên - Ảnh 2.

Sputnik V sử dụng hai véc-tơ khác nhau cho hai mũi tiêm trong một đợt tiêm chủng.


Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng được công bố trên tạp chí "The Lancet", vắc xin Sputnik V đạt hiệu quả lên tới 91,6 %. Riêng đối với tình nguyện viên trên 60 tuổi, tỷ lệ này là 91,8%. Sau tiêm, 98 % tình nguyện viên có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.


Kết quả tiêm chủng thực tế tại Nga thậm chí còn cho kết quả ấn tượng hơn. Theo dữ liệu về tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 ở những người được tiêm chủng vắc xin Sputnik V từ ngày 5/12/2020 đến ngày 31/3/2021 tại Nga, hiệu quả bảo vệ của Sputnik V là 97,6%.


Tại Việt Nam, Vắc xin Sputnik V đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng khẩn cấp vào ngày 23 tháng 3 năm 2021. Tới ngày 21/7, VABIOTECH đã chính thức công bố việc sản xuất thử nghiệm vắc xin Sputnik V tại Việt Nam.



Các lô vắc-xin xuất xưởng đầu tiên đã được gửi sang Viện Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh vật Gamaleya, LLB Nga để kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy tất cả đều đáp ứng yêu cầu của tài liệu quy chuẩn.


Nhiệt độ bảo quản của Sputnik V ở 2 – 8 độ C, có thể được bảo quản trong tủ lạnh thông thường (đáp ứng các yêu cầu về an toàn và vô trùng) mà không cần đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng dây chuyền lạnh.


Lấy link







Viet Nam san xuat thanh cong lo vac xin Sputnik V dau tien


Theo ke hoach, vac xin Sputnik V do VABIOTECH san xuat se som duoc dua vao su dung trong Chuong trinh tiem chung toan dan.

Việt Nam sản xuất thành công lô vắc xin Sputnik V đầu tiên

Theo kế hoạch, vắc xin Sputnik V do VABIOTECH sản xuất sẽ sớm được đưa vào sử dụng trong Chương trình tiêm chủng toàn dân.
Việt Nam sản xuất thành công lô vắc xin Sputnik V đầu tiên
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: