[Đâu Là Tốt #10] Màn hình 60Hz Vs. Màn hình 120Hz: Cuộc chiến cân sức?

Hiện nay một số smartphone đầu bảng đang được trang bị màn hình có tốc độ làm tươi cao hơn 60Hz. Nhưng màn hình 60Hz vẫn..


Hiện nay một số smartphone đầu bảng đang được trang bị màn hình có tốc độ làm tươi cao hơn 60Hz. Nhưng màn hình 60Hz vẫn còn duy trì trên hầu hết smartphone tầm trung và giá rẻ. Dù vậy, màn hình 90Hz và 120 Hz (hoặc cao hơn) sẽ là xu hướng trong những năm kế tiếp trên các dòng smartphone cao cấp và xa hơn nữa là tất cả các dòng sản phẩm. Vậy màn hình thông thường (tốc độ làm tươi 60Hz) Vs. màn hình siêu mượt (tốc độ làm tươi cao hơn 60Hz), hơn kém nhau những gì và bên nào là tốt hơn?

Trong bài này mình chủ yếu nói về sự ưu khuyết của hai loại màn hình này và ưu khuyết của màn hình 120Hz (hoặc hơn nữa) trên smartphone đầu bảng hiện nay. Những thuật ngữ về màn hình 120Hz và những thông tin liên quan mời các bạn xem qua bài viết: Bạn đã hiểu rõ về màn hình làm tươi 120 Hz? Đâu là mẫu smartphone có màn hình 120 Hz tốt nhất?


Màn hình tốc độ làm tươi cao - Hiện đại, mượt mà và sướng mắt

Trước đây, các nhà sản xuất điện thoại chỉ chú trọng đến độ phân giải màn hình, khả năng tái tạo màu sắc mà ít nhà sản xuất nào chú trọng đến tốc độ làm tươi màn hình. Màn hình tốc độ làm tươi cao lần đầu tiên xuất hiện trên nhưng laptop gaming (đã lên tới 244Hz), hiện nay đã xuất hiện trên điện thoại với tần số 90 - 120Hz.


Lần lượt, những smartphone thuần chơi game như Razer Phone 1 và Razer Phone 2 ra đời đều được trang bị màn hình 90 và 120Hz. ASUS cũng đã cho ra mắt chiếc smartphone gaming ROG Phone 2 với màn hình 120Hz (ROG Phone 1 cũng đã có màn hình cao hơn 60Hz) cho khả năng thể hiện game mượt mà. Tháng 2 năm nay, Samsung cũng đã tung ra bộ 3 Galaxy S20 với tốc độ làm tươi 120Hz nổ ra cuộc chiến màn hình có tốc độ làm tươi cao.


[Đâu Là Tốt #10] Màn hình 60Hz Vs. Màn hình 120Hz: Cuộc chiến cân sức?Màn hình có tốc độ làm tươi cao sẽ trở thành xu thế. (Nguồn: Internet) 

Sự khác biệt của màn hình 120Hz và 60Hz có thể nhìn rất rõ ràng ở việc cuộn trang. Ở màn hình 60Hz, khi cuộn trang thì hình ảnh sẽ để lại hiệu ứng mà mình gọi tạm là bóng ma. Còn khi cuộn trang ở màn hình 120Hz, hiệu ứng bóng ma dường như không có, hình ảnh được thể hiện ổn định và dứt khoát hơn.


Khi cuộn trang trên các ứng dụng hệ thống hay Facebook, Instagram và lướt web, thì tốc độ làm tươi 120Hz cũng cho khả năng lướt trơn tru và đẹp mắt hơn hẳn. 


Màn hình tốc độ làm tươi càng cao sẽ cho khả năng chơi game càng mượt mà hơn, nhất là những game bắn súng FPS như Call of Duty Mobile hay PUBG Mobile. Các hiệu ứng di chuyển nhân vật, điều khiển lái xe hay nả súng đều để lại sự dứt khoát, sống động và chân thực, không có hiệu ứng bóng ma. Từ đó mà người chơi sẽ nắm bắt nhanh nhất từng chuyển động trong game, đem lại trải nghiệm chơi đỉnh cao.


Tốc độ làm tươi 120Hz sẽ không để lại hiệu ứng bóng ma khi thể hiện chuyển động. (Nguồn: Internet)

Dù vậy, màn hình 120Hz vẫn tồn tại một số khuyết điểm, có thể nhìn rõ nhất là hao pin. Nhưng thực ra sự chêch lệch pin giữa hai tốc độ làm tươi này không phải là quá cao.


Tuy nhiên, màn hình 120Hz hiện tại chỉ được trang bị trên những smartphone đầu bảng như Samsung Galaxy S20 series, ROG Phone 2, OPPO Find X2 chứ chưa được phổ biến rộng rãi. Một số smartphone tầm trung cũng chỉ rục rịch chuyển sang loại màn hình này như Redmi K30. Nhưng việc tiếp cận màn hình này không phải là điều dễ dàng đối với tất cả người dùng.


Bạn phải bỏ số tiền lớn mua siêu phẩm thì mới mong sử dụng được công nghệ này. Nhưng màn hình tốc độ làm tươi cao 90Hz - 120Hz sẽ là tiêu chuẩn trong 1 - 2 năm nữa. Nên sớm muộn gì người dùng bình thường cũng sẽ được trải nghiệm công nghệ này.


So sánh màn hình 60Hz và 120Hz của Redmi K30. (Nguồn: Internet)

Chính vì vậy mà màn hình 120Hz sẽ kéo theo sự đắt tiền. Nếu không may xảy ra sự cố gì đối với màn hình thì chi phí thay mới sẽ rất tốn kém so với màn hình 60Hz bình thường.


Khuyết điểm tiếp theo này chỉ có trên bộ 3 Samsung Galaxy S20, khi máy có độ phân giải màn hình là 2K+, nhưng chỉ hỗ trợ tốc độ làm tươi 120Hz ở độ phân giải Full HD+ nên hạn chế phần nào trải nghiệm của người dùng. Trái ngược lại hoàn toàn, OPPO Find X2 vẫn cho phép trải nghiệm tốc độ làm tươi 120Hz ở độ phân giải 3K.


Samsung Galaxy S20 không hỗ trợ tốc độ làm tươi 120Hz ở độ phân giải QuadHD+. (Nguồn: Internet)

Màn hình tốc độ làm tươi thấp - Tiết kiệm pin là ưu thế lớn nhất

Màn hình 60Hz là loại màn hình bình thường được trang bị trên hầu hết smartphone từ xưa đến giờ. Đây cũng chính là loại màn hình cơ bản, quen thuộc với tất cả người dùng.


Chất lượng màn hình 60Hz không hề khác gì so với 120Hz, cũng sử dụng chung những tầm nền OLED hay LCD, cũng hỗ trợ độ phân giải cao, cũng được tinh chỉnh màu sắc sống động. Nên về mặt hiển thị, màn hình 60Hz không hề lép vế so với 120Hz.


60Hz hay 120Hz là tính năng có thể bật tắt trong phần cài đặt màn hình trên smartphone hỗ trợ. Tốc độ làm tươi phụ thuộc và CPU và GPU của máy. Bộ vi xử lý kèm theo có gánh nổi màn hình như vậy không mới là điều đáng quan tâm.


Màn hình 120Hz sẽ hao pin hơn. (Nguồn: Internet)

iPhone nổi tiếng là mượt mà, chỉ sử dụng màn hình 60Hz thôi nhưng cử chỉ cuộn trang, hay chơi game vẫn cho khả năng tái hiện mượt mà không thấy hiệu ứng bóng ma. Do đó, màn hình có thể hiện mượt mà hay không còn do hệ điều hành, giao diện người dùng quy định chứ không thể nào nói màn hình 120Hz là 'auto' mượt được.


Thật ra với nhiều người dùng bình thường, họ cũng không nhận ra được 60Hz có khác gì so với 120Hz. Tốc độ làm tươi cao chỉ thu hút sự chú ý của những game thủ mà thôi. Một phần cũng là chiêu trò của nhà sản xuất, vì giờ màn hình smartphone nào cũng đẹp na ná nhau, nên tăng tốc độ làm tươi để tạo sự khác biệt.


iPhone 11 Pro Max sở hữu màn hình 60Hz nhưng vẫn thể hiện đồ họa mượt mà. (Nguồn: Internet

Màn hình 60Hz còn có ưu điểm tiết kiệm pin hơn so với 120Hz. Trong những bài test một số smartphone như Galaxy S20+, ROG Phone 2 hay OPPO Find X2 thì tốc độ làm tươi 120Hz cho thời lượng pin kém hơn đôi chút so với 60Hz khi so cùng điều kiện.


Dù vậy, màn hình 60Hz thực sự không thể hiện trơn tru và dứt khoát như màn hình 120Hz. Tốc độ lướt trang của 60Hz chậm hơn hẳn so với màn hình 120Hz và để lại hiệu ứng bóng ma rõ rệt. Màn hình 60Hz suy cho cùng vẫn là nền tảng cơ bản, cho nên sẽ bị thay thế trong nay mai mà thôi.


Thời lượng pin tham khảo của riêng mẫu máy OPPO Find X2 ở màn hình 60Hz và 120Hz. Tùy mỗi mẫu máy thì pin sẽ tuột khác nhau.

Màn hình tốc độ làm tươi thấp Vs. Màn hình tốc độ làm tươi cao, bạn chọn bên nào?

Đến thời điểm hiện tại, màn hình 120Hz vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trên smartphone. Nhưng đây là công nghệ đi đầu xu hướng sẽ sớm trở thành tiêu chuẩn trên smartphone tầm trung và cao cấp, nên người dùng sẽ dễ dàng tiếp cận hơn.


Bản thân mình cũng thích sử dụng màn hình 120Hz hơn thì thể hiện chân thực mà cũng không hao pin lắm. So với màn hình 60Hz thì màn hình 120Hz thua kém chỉ 1 - 2% pin thôi, điều này cũng không phải là vấn đề.


Vậy còn bạn, bạn sẽ chọn màn hình 60Hz hay 120Hz? Cùng để lại ý kiến bên dưới phần bình luận nhé.









[Dau La Tot #10] Man hinh 60Hz Vs. Man hinh 120Hz: Cuoc chien can suc?


Hien nay mot so smartphone dau bang dang duoc trang bi man hinh co toc do lam tuoi cao hon 60Hz. Nhung man hinh 60Hz van..

[Đâu Là Tốt #10] Màn hình 60Hz Vs. Màn hình 120Hz: Cuộc chiến cân sức?

Hiện nay một số smartphone đầu bảng đang được trang bị màn hình có tốc độ làm tươi cao hơn 60Hz. Nhưng màn hình 60Hz vẫn..
[Đâu Là Tốt #10] Màn hình 60Hz Vs. Màn hình 120Hz: Cuộc chiến cân sức?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: