Tàu NASA chụp ảnh sao Kim từ khoảng cách 12.380 km

Bức ảnh chụp bằng camera trên tàu thăm dò Parker cung cấp cơ hội hiếm hoi để các nhà khoa học quan sát mặt tối của sao Kim.


Tàu thăm dò Parker phóng vào năm 2018 nhằm nghiên cứu Mặt Trời. Trong thời gian 7 năm, con tàu sẽ bay qua khí quyển của Mặt Trời và tới gần bề mặt ngôi sao hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào trước đây. Sao Kim đóng vai trò quan trọng trong thành công của con tàu. Tàu Parker sử dụng trọng lực của sao Kim để điều chỉnh quỹ đạo và tiến đến ngày càng gần Mặt Trời hơn.Trong một lần bay qua sao Kim vào ngày 11/7/2020, tàu thăm dò chụp bức ảnh hé lộ mặt hiếm thấy của hành tinh hàng xóm với Trái Đất. Đây là lần thứ ba trọng lực sao Kim hỗ trợ tàu thăm dò Parker. Thiết bị WISPR (Máy chụp ảnh trường quan sát rộng) trên tàu tích cực chụp ảnh trong những lần bay qua và thu được hình mặt tối không quay về phía Mặt Trời của sao Kim. Bức ảnh được chụp khi tàu Parker bay cách sao Kim 12.380 km.Vành phát sáng nhẹ bao quanh hành tinh được gọi là "nightglow", ánh sáng phát ra từ các nguyên tử oxy ở rất cao trong khí quyển và tái kết hợp thành phân tử ở mặt tối", theo NASA. Những vệt sáng trong ảnh là kết quả của bụi không gian và tia vũ trụ phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. Hình dáng vệt hơi khác nhau do phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của tàu thăm dò. Vật thể tối màu ở trung tâm bức ảnh là Aphrodite Terra, vùng cao nguyên lớn nhất trên sao Kim. Lý do nó tối như vậy là bởi khu vực này có nhiệt độ thấp hơn 29 độ C so với các vùng xung quanh.Thiết bị WISPR được thiết kế để có thể thu thập ảnh chụp vành nhật hoa của Mặt Trời, hay lớp khí quyển bên ngoài, dưới ánh sáng khả kiến. Thiết bị chụp ảnh này cũng ghi hình gió Mặt Trời đang hoạt động. Gió Mặt Trời là dòng hạt mang điện tích ổn định tỏa ra từ Mặt Trời. Khi hướng ống kính về phía sao Kim, WISPR gây bất ngờ cho các nhà khoa học. Thay vì nhìn thấy những đám mây, bức ảnh hé lộ bề mặt của sao Kim. Sao Kim có khí quyển rất dày và khó nhìn xuyên qua bằng thiết bị trên những tàu vũ trụ trước đây. Tuy nhiên, WISPR đã chụp ảnh hiệu quả phát xạ nhiệt của bề mặt sao Kim, theo Brian Wood, nhà vật lý thiên văn, thành viên dự án WISPR ở Phòng thí nghiệm nghiên cứu hải quân Mỹ ở Washington, DC.Tàu thăm dò Parker tiến hành bay qua sao Kim lần thứ 4 hôm 20/2, bay cách bề mặt hành tinh 2.385 km, vì vậy nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch quan sát mặt tối của sao Kim thêm lần nữa. Họ sẽ nhận được dữ liệu vào cuối tháng 4. Lần bay qua này sẽ giúp Parker chuẩn bị tiếp cận Mặt Trời lần thứ 8 và thứ 9, dự kiến diễn ra vào ngày 29/4 và 9/8, trong đó, tàu sẽ bay cách bề mặt ngôi sao 10,5 triệu km.An Khang (Theo CNN) Trái Đất từng có khí quyển 'địa ngục' giống sao Kim







Tau NASA chup anh sao Kim tu khoang cach 12.380 km


Buc anh chup bang camera tren tau tham do Parker cung cap co hoi hiem hoi de cac nha khoa hoc quan sat mat toi cua sao Kim.

Tàu NASA chụp ảnh sao Kim từ khoảng cách 12.380 km

Bức ảnh chụp bằng camera trên tàu thăm dò Parker cung cấp cơ hội hiếm hoi để các nhà khoa học quan sát mặt tối của sao Kim.
Tàu NASA chụp ảnh sao Kim từ khoảng cách 12.380 km
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: