Thuyết phục thị trường bằng câu chuyện sản phẩm chất lượng

"Đã qua thời chinh phục thị trường bằng giá rẻ, các doanh nghiệp Việt lúc này phải viết lên câu chuyện bằng tiêu chuẩn, chất lượng", chuyên gia Hà Lan khuyến cáo.


Tại hội nghị về "Tiêu chuẩn mới cho doanh nghiệp và nông dân để khởi động kinh doanh sau Covid-19" do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức chiều 9/6, các chuyên gia cho rằng, để hàng Việt Nam khẳng định vị trí trên thị trường thế giới cách tốt nhất là đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế thay vì chỉ là giá rẻ.Theo Steven Starmans, chuyên gia Hà Lan về marketing nông sản xuất khẩu sang EU, lúc này với người tiêu dùng họ quan tâm đến câu chuyện của sản phẩm. Khi không có câu chuyện, thịt heo Chile cũng giống như thịt heo Trung Quốc hay Việt Nam.Để viết lên câu chuyện, doanh nghiệp cần bắt đầu từ cách làm ra sản phẩm, chế biến và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật ra sao. "Phải để câu chuyện hằn sâu vào trí nhớ người dùng và khẳng định bằng chất lượng thực sự chứ không phải một ấn tượng về sản phẩm rẻ nhưng chất lượng kém", ông Steven Starmans nói. Đồng tình quan điểm này, ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, khi các chuyên gia xây dựng "Bộ tiêu chí hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập" không chỉ tập trung đưa sản phẩm Việt Nam ra xuất khẩu mà mục tiêu trước hết phải hướng đến người tiêu dùng trong nước. Bộ tiêu chí này kế thừa các quy định, thực hành hiện có tại Việt Nam được diễn giải và đảm bảo giám sát quá trình áp dụng tuân thủ các quy định về công nhận, chứng nhận quốc tế có liên quan.  "Sẽ không có chuyện luống rau để xuất khẩu đạt tiêu chuẩn sạch, trong khi bán trong nước lại chất lượng kém", ông Duy nói và lưu ý các doanh nghiệp, để tận dụng thị trường trong nước cần áp dụng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật kết hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Khi đó sản phẩm sẽ chinh phục được cả thị trường trong nước và nước ngoài.Thực tế gần 2 năm qua Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và nông dân nâng cao nhận thức trong xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật như: phòng sạch (GMP), Thực hành Nông nghiệp toàn cầu (GlobalG.A.P) hay Localg.a.p. (bước đệm để tiếp cận dần đến tiêu chuẩn GlobalG.A.P). Nhờ đó doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lãng phí trong quá trình sản xuất, tiết kiệm nhân lực, thời gian, nguyên nhiên liệu, năng lượng, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm với người lao động và cộng đồng.Đã có 54 doanh nghiệp được cấp chứng nhận "Bộ tiêu chí hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập", trong đó có 26 doanh nghiệp thuộc ngành phi thực phẩm.Hải Minh







Thuyet phuc thi truong bang cau chuyen san pham chat luong


"Da qua thoi chinh phuc thi truong bang gia re, cac doanh nghiep Viet luc nay phai viet len cau chuyen bang tieu chuan, chat luong", chuyen gia Ha Lan khuyen cao.

Thuyết phục thị trường bằng câu chuyện sản phẩm chất lượng

"Đã qua thời chinh phục thị trường bằng giá rẻ, các doanh nghiệp Việt lúc này phải viết lên câu chuyện bằng tiêu chuẩn, chất lượng", chuyên gia Hà Lan khuyến cáo.
Thuyết phục thị trường bằng câu chuyện sản phẩm chất lượng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: