Tranh vẽ lợn hoang trên đá 45.500 năm tuổi

Indonesia - Tranh lợn hoang dài 136 cm và cao 54 cm là tác phẩm hang động cổ xưa nhất thế giới, giúp hé lộ cuộc sống của con người thời xưa.


Các nhà khảo cổ phát hiện bức tranh hang động cổ xưa nhất thế giới trong hang Leang Tedongnge, đảo Sulawesi, Indonesia. Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Science Advances hôm 13/1, cung cấp bằng chứng lâu đời nhất về cuộc sống của con người tại đây.Nghiên cứu sinh Basran Burhan tìm thấy bức tranh vẽ lợn hoang đảo Sulawesi (Sus celebensis) trên vách hang từ năm 2017, trong cuộc khảo sát phối hợp cùng các nhà chức trách Indonesia, theo chuyên gia Maxime Aubert tại Đại học Griffith, đồng tác giả nghiên cứu.Hang Leang Tedongnge nằm trong một thung lũng xa xôi với những vách đá vôi dốc đứng bao quanh, cách con đường gần nhất khoảng một giờ đi bộ. Nơi này chỉ có thể tiếp cận vào mùa khô vì sẽ bị lụt trong mùa mưa.Tranh lợn hoang dài 136 cm và cao 54 cm, vẽ bằng hoàng thổ đỏ đậm. Con vật có bờm lông ngắn và cặp bướu giống sừng trên đầu, đặc điểm của lợn hoang đảo Sulawesi đực trưởng thành. Phía trên phần đuôi của nó có hai dấu tay người. "Có vẻ nó đang quan sát cuộc chiến hoặc tương tác xã hội giữa hai con lợn khác", Adam Brumm, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết. Tuy nhiên, hình vẽ của đôi lợn này chỉ còn lưu lại một phần.Con người đã săn lợn hoang đảo Sulawesi suốt hàng chục nghìn năm. Chúng là yếu tố quan trọng trong những bức tranh thời tiền sử của nơi này, đặc biệt là vào kỷ băng hà.Aubert lấy mẫu trầm tích calcite hình thành trên bức tranh rồi dùng phương pháp định tuổi bằng đồng vị chuỗi uranium. Ông xác định trầm tích này đã 45.500 tuổi, đồng nghĩa tranh lợn hoang tồn tại từ ít nhất 45.500 năm trước. "Có thể bức tranh còn lâu đời hơn vì phương pháp mà chúng tôi sử dụng chỉ mới xác định tuổi của calcite bên trên", ông nói.Kỷ lục cũ về bức vẽ trên đá cổ xưa nhất cũng do nhóm nghiên cứu của Maxime Aubert tìm thấy trên đảo Sulawesi. Bức tranh miêu tả chuyến săn thú của một nhóm gồm những sinh vật nửa người nửa động vật, có niên đại ít nhất 43.900 năm.Những bức tranh hang động như vậy giúp giới khoa học hiểu thêm về quá trình con người di cư. Người xưa tới Australia khoảng 65.000 năm trước, nhưng có thể họ phải đi qua một nhóm các đảo Indonesia gọi là Wallacea. Đảo Sulawesi hiện lưu giữ vết tích lâu đời nhất của con người tại Wallacea. Các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm thấy những bằng chứng cổ xưa hơn nữa trên hòn đảo này.Nhóm chuyên gia cho rằng tranh lợn hoang trong hang Leang Tedongnge do người Homo sapiens vẽ nhưng chưa thể khẳng định chắc chắn. Để làm dấu tay, người vẽ phải đặt tay trên mặt đá rồi phun màu lên. Các nhà nghiên cứu hy vọng thu được mẫu ADN từ nước bọt đọng lại.Thu Thảo (Theo Guardian) Phát hiện loạt tranh tường hiếm trong mộ cổLoạt tranh 12.500 năm tuổi trên vách đá dài 13 km







Tranh ve lon hoang tren da 45.500 nam tuoi


Indonesia - Tranh lon hoang dai 136 cm va cao 54 cm la tac pham hang dong co xua nhat the gioi, giup he lo cuoc song cua con nguoi thoi xua.

Tranh vẽ lợn hoang trên đá 45.500 năm tuổi

Indonesia - Tranh lợn hoang dài 136 cm và cao 54 cm là tác phẩm hang động cổ xưa nhất thế giới, giúp hé lộ cuộc sống của con người thời xưa.
Tranh vẽ lợn hoang trên đá 45.500 năm tuổi
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: