Doanh nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc bành trướng ở Hàn Quốc

Theo nhà chức trách Hàn Quốc, nước này đang tìm cách chống lại đà mở rộng của các nhà khai thác nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc như AliExpress, Temu và Shein trong nước.


Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc họp kín với các nhà bán lẻ trực tuyến trong nước tại Seoul để đánh giá tác động từ việc các công ty bán lẻ trực tuyến Trung Quốc thâm nhập thị trường thương mại điện tử trong nước. Các doanh nghiệp tham gia bàn tròn bao gồm Coupang, 11st, Gmarket và SSG.com. Lãnh đạo các hãng đã đưa ra đánh giá của họ về tình hình thị trường hiện tại cho các quan chức từ Bộ Công nghiệp.


5jt7q155.png
Người mẫu trình diễn cho sàn thương mại điện tử AliExpress tại trung tâm triển lãm CEOX, Seoul, Hàn Quốc ngày 9/3/2023. (Ảnh: Yonhap)

"Cuộc họp, được tổ chức riêng, nhằm tìm hiểu những khó khăn mà các nhà khai thác nền tảng thương mại điện tử trong nước hiện đang gặp phải", một quan chức của Bộ chia sẻ với Korea Times. Tuy nhiên, quan chức này làm rõ rằng đây không phải là một cuộc họp để thảo luận về các biện pháp ngăn chặn hoạt động kinh doanh của các nhà khai thác từ một quốc gia cụ thể.


"Chúng tôi hiểu rằng các công ty Trung Quốc đang tận dụng lợi thế giá thấp. Tuy nhiên, cuộc họp này không phải để đưa ra các biện pháp quản lý để hạn chế hoặc ngăn chặn hoạt động kinh doanh mà các công ty đang thực hiện", quan chức này nói thêm.


Các hãng thương mại điện tử Trung Quốc nhanh chóng làm thị trường bán lẻ trực tuyến trong nước suy yếu khi cung cấp các sản phẩm giá cực thấp và chiết khấu lớn. Những khách hàng của AliExpress và Taobao thường mua hàng hóa không bị ảnh hưởng nhiều nếu thời gian giao hàng dài. Do đó, những chủ doanh nghiệp nhỏ mua sỉ các mặt hàng công nghiệp từ Trung Quốc và bán lại trong nước bị tác động đáng kể, trái ngược với người bán thực phẩm.


Một khách hàng họ Chung tiết lộ, tai nghe không dây trên Coupang có giá 18.000 won nhưng trên sàn AliExpress chỉ có giá 11.000 won. Vì vậy, dù thời gian giao hàng lâu hơn, Chung vẫn mua hàng từ sàn của Trung Quốc.


Số lượng khách hàng như trên ngày càng tăng nhanh ở Hàn Quốc. Tính đến tháng 11/2023, số lượng người dùng ứng dụng AliExpress ở xứ sở kim chi đã tăng lên 7,07 triệu, cao hơn gấp đôi con số 3,43 triệu người một năm trước đó, theo dữ liệu của Wiseapp Retail Goods.


Theo báo cáo Xu hướng mua sắm trực tuyến năm 2023 của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, lượng mua hàng trực tiếp trực tiếp từ Trung Quốc năm ngoái đã tăng 121,2% so với năm 2022, đạt 3,29 nghìn tỷ won (2,46 tỷ USD).


Kim Dae-jong, Giáo sư quản trị kinh doanh tại Đại học Sejong, nhận xét cách làm của các công ty Trung Quốc đang làm xói mòn thị trường Hàn Quốc, đe dọa sự tồn tại của các công ty bán lẻ trong nước và chủ doanh nghiệp nhỏ bán hàng hóa trên các nền tảng thương mại điện tử. Do đó, cần có biện pháp đối phó.


"Sản phẩm từ các công ty Trung Quốc đang được nhập khẩu không bị đánh thuế và đe dọa các công ty trong nước khi lưu thông tại thị trường nội địa. Vì Hàn Quốc có tỷ lệ thâm nhập điện thoại thông minh cao nhất thế giới, thị trường thương mại điện tử rất phát triển. Các biện pháp an toàn là cần thiết để đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các công ty Trung Quốc và Hàn Quốc", Giáo sư nói.


(Theo Korea Times)









Doanh nghiep thuong mai dien tu Trung Quoc banh truong o Han Quoc


Theo nha chuc trach Han Quoc, nuoc nay dang tim cach chong lai da mo rong cua cac nha khai thac nen tang thuong mai dien tu Trung Quoc nhu AliExpress, Temu va Shein trong nuoc.

Doanh nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc bành trướng ở Hàn Quốc

Theo nhà chức trách Hàn Quốc, nước này đang tìm cách chống lại đà mở rộng của các nhà khai thác nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc như AliExpress, Temu và Shein trong nước.
Doanh nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc bành trướng ở Hàn Quốc
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: