Tiền Giang đặt mục tiêu tạo hệ sinh thái chuyển đổi số của tỉnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Tiền Giang sẽ phát triển Chính quyền số theo hướng chính quyền tương tác, minh bạch, hoạt động hiệu quả; cung cấp các dịch vụ số mới dựa trên nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, tạo hệ sinh thái chuyển đổi số của tỉnh.


Đây là một mục tiêu trong Kế hoạch phát triển ngành TT&TT tỉnh Tiền Giang 5 năm từ 2021 – 2025 mới được Sở TT&TT tỉnh ban hành.


Cũng tại Kế hoạch này, Sở TT&TT Tiền Giang đã xác định định hướng phát triển đến năm 2025 với lĩnh vực CNTT của tỉnh là tăng cường xây dựng hạ tầng thông tin đồng bộ, hiện đại, đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT trong các ngành, lĩnh vực.


Ứng dụng CNTT kết hợp chặt chẽ với đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước trên địa bàn, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh.


Đồng thời, từng bước phát triển Công viên phần mềm Mekong, tạo điểm nhấn quan trọng trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, nguồn nhân lực của ngành TT&TT trên địa bàn tỉnh.


Tiền Giang đặt mục tiêu tạo hệ sinh thái chuyển đổi số của tỉnh

Trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh Tiền Giang, người dân và doanh nghiệp có thể tra cứu kết quả bằng mã biên nhận hồ sơ, qua tin nhắn trên điện thoại di động hoặc tra cứu bằng mã vạch (Ảnh: Vietimes).


Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được trong giai đoạn 2021 - 2025 với lĩnh vực CNTT gồm có: 100% văn bản, tài liệu (không mật) trình UBND tỉnh dưới dạng điện tử; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử; 100% cán bộ, công chức cơ quan nhà nước được cấp và sử dụng hộp thư điện tử trong công việc; 100% hồ sơ khai thuế, nộp thuế của doanh nghiệp nộp qua mạng ở mức độ 4; 90% hồ sơ được cập nhật và xử lý trên phần mềm một cửa điện tử; 85% văn bản không mật trao đổi với các cơ quan nhà nước ngoài tỉnh dưới dạng điện tử.


Trong thời gian tới, Tiền Giang sẽ xây dựng hệ thống tích hợp dùng chung theo Khung kiến trúc Chính quyền tử điện tử; Triển khai xây dựng các dự án thuộc Đề án xây dựng Mỹ Tho thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020; Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến.


Để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch, 8 nhóm giải pháp sẽ được Sở TT&TT tỉnh Tiền Giang tập trung triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp lý của địa phương về CNTT, đặc biệt là xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo và điều hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai Chính quyền điện tử.


Rà soát, hoàn thiện quy chế, quy định về sử dụng các hệ thống thông tin dùng chung, quy định về an toàn, an ninh thông tin cũng như cơ chế chính sách thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công do cơ quan nhà nước cung cấp trên môi trường mạng.


Cùng với đó, Tiền Giang sẽ tạo điều kiện thu hút các công ty, doanh nghiệp tham gia hoạt động thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cao về CNTT và cung cấp các dịch vụ; Tạo các cơ chế để thu hút, đầu tư và phát triển thị trường CNTT; Xây dựng chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường CNTT.


Một nhóm giải pháp nữa sẽ được Sở TT&TT Tiền Giang tập trung thực hiện là thuê dịch vụ CNTT, trong đó ưu tiên triển khai các nội dung thuê dịch vụ đảm bảo hạ tầng kỹ thuật CNTT.


Gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, trong đó đẩy mạnh hiện đại hóa nền hành chính, hướng đến nền hành chính công khai, minh bạch, tạo sự thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp; Rà soát, bổ sung nội dung ứng dụng CNTT vào tiêu chí chấm điểm cải cách hành chính của tỉnh đảm bảo phù hợp theo lộ trình và định hướng của Chính phủ...


Thống kê về một số chỉ tiêu lĩnh vực CNTT của tỉnh giai đoạn 5 năm 2016 - 2020, Sở TT&TT Tiền Giang cho biết, đến nay, Cổng thông tin điện tử tỉnh gồm 1 cổng chính, 33 cổng thành phần cùng cổng thành phần của các cơ quan ngành dọc, đoàn thể, trường học đã tạo kênh giao tiếp giữa người dân và doanh nghiệp với chính quyền, hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính thuận lợi hơn.


Đáng chú ý, Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh triển khai theo mô hình quản lý tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và được triển khai trên quy mô toàn tỉnh đảm bảo khả năng liên thông giữa các cơ quan, đơn vị. Trang dịch vụ hành chính công tỉnh Tiền Giang tại địa chỉ http://dichvucong.tiengiang.gov.vn hiện đăng tải 2.160 thủ tục hành chính gồm: 931 dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3, đạt 43,1%; 951 dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 4, đạt 44,03%.


Cùng với đó, phần mềm quản lý văn bản và điều hành đã được triển khai tập trung, đồng bộ trong các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh, liên thông đến cấp huyện, xã theo mô hình quản lý tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu. Hệ thống đã kết nối liên thông 4 cấp với Văn phòng Chính phủ, đáp ứng việc trao đổi văn bản điện tử giữa Tiền Giang với các bộ, ngành, địa phương khác tham gia Trục liên thông văn bản quốc gia.


Ngọc Minh









Tien Giang dat muc tieu tao he sinh thai chuyen doi so cua tinh


Giai doan 2021 - 2025, Tien Giang se phat trien Chinh quyèn so theo huóng chinh quyèn tuong tac, minh bach, hoat dong hieu qua; cung cap cac dich vu so moi dua tren nhu cau cua nguoi dan, doanh nghiep, tao he sinh thai chuyen doi so cua tinh.

Tiền Giang đặt mục tiêu tạo hệ sinh thái chuyển đổi số của tỉnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Tiền Giang sẽ phát triển Chính quyền số theo hướng chính quyền tương tác, minh bạch, hoạt động hiệu quả; cung cấp các dịch vụ số mới dựa trên nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, tạo hệ sinh thái chuyển đổi số của tỉnh.
Tiền Giang đặt mục tiêu tạo hệ sinh thái chuyển đổi số của tỉnh
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: