Báo động tình trạng rùa biển con đang nuốt phải rác thải nhựa ngày càng nhiều

Nhiều loài sinh vật biển, trong đó có những con rùa biển và cả những con non mới ra đời đang phải hứng chịu tác động từ vấn nạn rác thải nhựa đổ ra đại dương ngày một nhiều.


Ô nhiễm nhựa đang là một trong những vấn đề nhức nhối nhất trên các đại dương. Ước tính có khoảng 80% các mảnh vụn đại dương hiện nay là nhựa.


Báo động tình trạng rùa biển con đang nuốt phải rác thải nhựa ngày càng nhiều - Ảnh 1.

Rác thải nhựa không chỉ làm ô nhiễm môi trường nước mà còn là mối đe dọa lớn đối với các sinh vật biển. Các nhà khoa học ước tính, 700 loài sinh vật đại dương, từ những sinh vật nhỏ bé đến những con cá voi to lớn đều đang phải tiếp xúc với rác thải nhựa.


Một nghiên cứu mới được tạp chí Frontiers công bố tập trung vào một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất do rác thải nhựa, đó là rùa biển con.


Rùa biển con ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có tỷ lệ ăn phải nhựa rất cao. Việc chúng ăn hoặc vướng phải rác nhựa tiềm ẩn nguy cơ tử vong rất cao.


Đôi khi, nhựa còn làm cản trở quá trình tiêu hóa, phá hủy đường tiêu hóa hoặc gây ra vết rách. Rùa biển con cũng có thể bị chết ngạt nếu không may bị mắc trong rác thải nhựa.


Ngay cả khi một con rùa không bị chết, các nhà khoa học nghi ngờ nhựa có thể khiến chúng bị suy dinh dưỡng hoặc nhiễm các hóa chất độc hại.


Các nhà khoa học đã xem xét 5 loài rùa biển ở ngoài khơi nước Úc, ngoài biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nhóm đã nghiên cứu các chất chứa trong dạ dày của rùa con bị mắc cạn hoặc bị bắt nhầm khi kéo lưới. Rất may, họ chỉ phát hiện thấy nhựa trong đường tiêu hóa của chúng.


Báo động tình trạng rùa biển con đang nuốt phải rác thải nhựa ngày càng nhiều - Ảnh 2.

Hầu hết nhựa mà rùa con ở Thái Bình Dương ăn là những mảnh nhựa cứng phổ biến, do đó khó xác định được nguồn phát tán cụ thể của chúng. Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Emily Duncan đến từ Đại học Exeter, Anh nhận định có sự khác biệt về loại rác nhựa ở Ấn Độ Dương.


Tiến sĩ Duncan cho biết: "Nhựa tìm thấy ở rùa Thái Bình Dương chủ yếu là các mảnh cứng, có thể đến từ rất nhiều sản phẩm hàng ngày của con người, trong khi nhựa ở Ấn Độ Dương chủ yếu là sợi có thể từ dây hoặc lưới đánh cá".


Thật khó để tưởng tượng rùa biển, đặc biệt là rùa con đang hàng ngày ăn phải rác thải nhựa. Dù chưa rõ có tác động tiêu cực nào hay không nhưng mục tiêu tiếp theo của các nhà khoa học là kiểm tra sức khỏe của rùa con về lâu dài. Trong khi đó, bài toán trách nhiệm của con người chính là giảm thiểu rác thải nhựa ra đại dương.


Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Frontiers in Marine Science mới đây.


Tham khảo Earth


Lấy link







Bao dong tinh trang rua bien con dang nuot phai rac thai nhua ngay cang nhieu


Nhieu loai sinh vat bien, trong do co nhung con rua bien va ca nhung con non moi ra doi dang phai hung chiu tac dong tu van nan rac thai nhua do ra dai duong ngay mot nhieu.

Báo động tình trạng rùa biển con đang nuốt phải rác thải nhựa ngày càng nhiều

Nhiều loài sinh vật biển, trong đó có những con rùa biển và cả những con non mới ra đời đang phải hứng chịu tác động từ vấn nạn rác thải nhựa đổ ra đại dương ngày một nhiều.
Báo động tình trạng rùa biển con đang nuốt phải rác thải nhựa ngày càng nhiều
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: