Hé lộ bí ẩn về cách rắn… bay

Những con rắn thuộc chi Chrysoplelea có thể trèo lên cây và sau đó tự đẩy mình ra và lướt đi giữa không trung với khoảng cách lên tới 100m.


Để tìm hiểu cách rắn Chrysoplelea “bay” như thế nào, nghiên cứu sinh tiến sĩ Isaac Yeaton tại Đại học Bách khoa Virginia đã sử dụng máy ảnh chuyên chụp chuyển động tốc độ cao kết hợp với các điểm đánh dấu hồng ngoại được đặt dọc theo cơ thể của một con rắn bay thiên đường (Chrysopelea paradisi) để đi tìm câu trả lời. Isaac Yeaton tìm thấy các chuyển động liên quan đến sóng theo cả hai chiều ngang và dọc của rắn bay. Trong tự nhiên, Yeaton và các đồng tác giả tiết lộ các chuyển động ổn định liên quan đến cách bay của rắn trong không khí, ngăn chúng lăn lộn không kiểm soát. Khi rắn, lươn và các sinh vật có hình dạng cơ thể tương tự, nó thường là một cách để chống lại va chạm mặt đất hoặc nước để tạo chuyển động về phía trước. Tuy nhiên, đẩy vào không khí sẽ không quá liên quan đến vấn đề năng lượng tiêu hao. Thực tế Chrysoplelea di chuyển cơ thể của chúng khá chậm trong khi đang bay, điều này dường như có liên quan nhiều đến thói quen hơn là để chúng đạt được khoảng cách cần thiết.Các thí nghiệm cho thấy rắn không thể vừa bay vừa nhấp nhô theo cách tương tự bằng phản xạ thông thường khi rơi từ trên cao.. Isaac Yeaton nhận thấy rắn Chrysopelea thực sự cần phải nhấp nhô nếu chúng muốn bay xa. Mặc dù mô hình cho thấy một sinh vật có hình dạng cơ thể như rắn bay thiên đường sẽ ổn định cơ thể 50% khi phóng từ khoảng cách 10 mét, con số này tăng lên 94% khi chúng nhấp nhô. Các lợi ích tăng hơn nữa khi bắt đầu từ một độ cao lớn hơn, với các đường trượt dài hơn, ổn định hơn. Hơn nữa, rắn bay đã tạo ra một chuyển động độc đáo không giống như cách những loài rắn khác sử dụng để di chuyển trên mặt đất hoặc dưới nước. Các sóng dọc có tần số gấp đôi, nhưng biên độ nhỏ hơn nhiều so với sóng ngang. Rắn Chrysopelea là những sinh vật rừng nhiệt đới, nhưng nó cần phải thực hiện những bước nhảy dài như vậy để tìm con mồi vì chúng thích sống ở rìa của những khoảng trống nơi có nhiều ánh sáng Mặt trời, nhưng cây cối lại nằm cách xa nhau. Trang Phạm Theo IFL Science Tag : rắn bay







He lo bi an ve cach ran… bay


Nhung con ran thuoc chi Chrysoplelea co the treo len cay va sau do tu day minh ra va luot di giua khong trung voi khoang cach len toi 100m.

Hé lộ bí ẩn về cách rắn… bay

Những con rắn thuộc chi Chrysoplelea có thể trèo lên cây và sau đó tự đẩy mình ra và lướt đi giữa không trung với khoảng cách lên tới 100m.
Hé lộ bí ẩn về cách rắn… bay
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: