Chuyên gia trường Đại học tìm giải pháp cứu tình trạng hạn mặn cho ĐBSCL

Phân hiệu Trường ĐH Thủy Lợi vừa tổ chức hội thảo khoa học Đề tài nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác động, thích ứng với thiên tai hạn hán và xâm nhập mặn vùng Bán Đảo Cà Mau.


Hội thảo này thu hút các nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực thuỷ lợi tham dự. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu này là PGS.TS Nguyễn Đăng Tính, Phó giám đốc Phân hiệu trường ĐH Thuỷ Lợi.Phát biểu khai mạc hội thảo này, TS Lê Xuân Bảo, Phó giám đốc Phân hiệu Trường ĐH Thuỷ Lợi nêu: “Bán đảo Cà Mau (BĐCM) là vùng đất cực nam Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gồm thành phố Cần Thơ, các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần tỉnh Kiên Giang. Mùa khô năm 2015-2016, 2019 - 2020 tình hình hạn hán và xâm nhập mặn được xem là rất cực đoan, gây thiệt hại nghiệm trọng đến sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sông của người dân khu vực này. Theo báo cáo chính thức của các sở NN&PTNT thì tổng thiệt hại trên 5 tỉnh gồm Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau được ước tính lên đến trên 4.600 tỷ đồng, trong đó hai tỉnh thiệt hại lớn nhất là Kiên Giang và Cà Mau. Mặc dù số liệu thiệt hại của Kiên Giang được báo cáo được báo cáo là cho toàn tỉnh nhưng thiệt hại chủ yếu vẫn ở các huyện thuộc BĐCM”. Cũng theo TS Bảo, tình trạng hạn và mặn thường đi song hành và còn sẽ tiếp tục diễn ra vì vậy BĐCM cần chủ động “sống chung” với hạn-mặn để giảm thiểu thiệt hại. Việc nghiên cứu đi sâu phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu sử dụng nước và nguồn tài nguyên nước có thể khai thác với mong muốn cung cấp những công cụ hỗ trợ để BĐCM xây dựng kế hoạch phát triển bền vững hơn “dựa vào tự nhiên” như tinh thần của nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017.Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Tính, mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đánh giá nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất, xu hướng thế diễn biến của xâm nhập mặn và hạn hán vùng BĐCM. Đặc biệt, đề xuất được giải pháp khai thác, sử dụng nước hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sản xuát phù hợp với điều kiện hạn mặn ở khu vực này. Các nghiên cứu từ đề tài này cũng đưa ra các đánh giá khả năng tạo nguồn nước ngọt phục vụ dân sinh và sản xuất. Tại hội thảo này, PGS.TS Trịnh Công Vấn chia sẻ nghiên cứu về hạn –mặn ở BĐCM và các giải pháp quản lý. Ông Vấn cho rằng mặn và hạn là hai đặc tính tự nhiên vốn có của BĐCM và giải pháp xử lý với tình trạng này là cần ưu tiên việc xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản theo hướng thích nghi. Đồng thời, giải pháp công trình cần được cân nhắc, ưu tiên các giải pháp cung cấp nguồn nước ngọ cho người dân để hạn chế và tiến tới cấm khai thác nước ngầm để giải quyết vấn đề lụn sụt đất. Bên cạnh đó, giải pháp thu gom nước mưa nên được tích hợp vào chương trình nước sạch nông thôn… Còn TS Hoàng Tuấn thì chia sẻ về hệ thống cây trồng canh tác thích nghi vùng BĐCM. Trong đó bao gồm hệ thống canh tác tổng hợp, đa canh cây trồng và thuỷ sản…; chuyên nuôi tôm nước lợ; hệ thống canh tác cây lâu năm như dừa; luân canh lúa và cây trồng cạn như dưa hấu, đậu xanh… Được biết hiện nay các tổ chức quốc tế cũng đã tiến hành một số nghiên cứu trên BĐCM, một số viện và ĐH Cần Thơ cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu giải pháp giảm thiểu tác động, thích ứng với thiên tai hạn – mặn. Đề tài nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển ĐBSCL thuộc chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai. Lê Phương Tag : Phân hiệu trường ĐH Thuỷ Lợi giải pháp tình trạng hạn mặn vùng bán đảo Cà Mau Đông bằng sông Cửu Long







Chuyen gia truong Dai hoc tim giai phap "cuu" tinh trang han man cho DBSCL


Phan hieu Truong DH Thuy Loi vua to chuc hoi thao khoa hoc De tai nghien cuu cac giai phap giam thieu tac dong, thich ung voi thien tai han han va xam nhap man vung Ban Dao Ca Mau.

Chuyên gia trường Đại học tìm giải pháp "cứu" tình trạng hạn mặn cho ĐBSCL

Phân hiệu Trường ĐH Thủy Lợi vừa tổ chức hội thảo khoa học Đề tài nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác động, thích ứng với thiên tai hạn hán và xâm nhập mặn vùng Bán Đảo Cà Mau.
Chuyên gia trường Đại học tìm giải pháp cứu tình trạng hạn mặn cho ĐBSCL
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: