Phát hiện siêu Trái Đất cách 11 năm ánh sáng

Các nhà thiên văn học phát hiện hai ngoại hành tinh thuộc lớp siêu Trái Đất quay quanh Gliese 887, ngôi sao lùn đỏ sáng nhất trên bầu trời.


Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà vật lý thiên văn Sandra Jeffers ở Đại học Göttingen, Đức, tập trung vào sao lùn đỏ GJ 887 hay còn gọi là Gliese 887. (Sao lùn đỏ là loại sao phổ biến nhất trong thiên hà, có khối lượng bằng 7,5 - 50% Mặt Trời). Ở cách Trái Đất khoảng 10,7 năm ánh sáng, Gliese 887 là ngôi sao gần thứ 12. Ngoài ra, khi quan sát theo bước sóng khả kiến, Gliese 887 là sao lùn đỏ sáng nhất trên bầu trời. Với khối lượng gần bằng 1/2 Mặt Trời, Gliese 887 cũng là sao lùn đỏ nặng nhất trong phạm vi 20 năm ánh sáng quanh Trái Đất.Jeffers và cộng sự kiểm tra Gliese 887 trong 80 đêm vào năm 2018. Họ dựa vào thiết bị Tìm kiếm hành tinh vận tốc xuyên tâm độ chính xác cao (HARPS) ở Đài quan sát La Silla tại Chile, kết hợp với dữ liệu đo đạc về ngôi sao này trong gần hai thập kỷ. Các nhà thiên văn học sử dụng hai phương pháp để phát hiện ngoại hành tinh ngoài hệ Mặt Trời. Một phương pháp dựa vào quá trình thiên thể che khuất một phần ánh sáng từ ngôi sao khi đi ngang qua mặt trước. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp phát hiện lượng nhỏ hành tinh di chuyển giữa Trái Đất và ngôi sao chủ.Trong nghiên cứu công bố hôm 26/6 trên tạp chí Science, nhóm nghiên cứu xem xét sự lắc lư của Gliese 887 do lực hấp dẫn của các hành tinh quay xung quanh. Họ nhận thấy sao lùn đỏ này có ít nhất hai ngoại hành tinh thuộc lớp "siêu Trái Đất" và đặt tên cho chúng là Gliese 887 b và Gliese 887 c. Gliese 887 b có khối lượng lớn gấp 4,2 lần Trái Đất và hoàn thành một vòng quỹ đạo sau 9,3 ngày. Hành tinh còn lại lớn gấp 7,6 lần Trái Đất và mất 21,8 ngày để quay quanh quỹ đạo.Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng về một hành tinh thứ ba có thể ở xa hơn. Dù hai hành tinh Gliese 887 b và Gliese 887 c quá nóng để tồn tại sự sống, hành tinh thứ ba này có thể nằm trong vùng ở được quanh ngôi sao, nơi nhiệt độ bề mặt phù hợp để chứa nước lỏng. Ánh sáng từ ngôi sao lùn đỏ có thể giúp các nhà thiên văn học tìm hiểu nhiều hơn về khí quyển của những hành tinh quay quanh nó. Quang phổ hay bước sóng ánh sáng mà một nguyên tố hấp thụ hoặc phát ra đóng vai trò như dấu vân tay, giúp xác định vật chất.Ngoài ra, Gliese 887 có vẻ trầm lắng hơn hẳn những sao lùn đỏ khác xét về số chớp lửa và hoạt động bùng phát. Yếu tố này góp phần giúp phân tích khí quyển ngoại tình trở nên dễ dàng hơn, do hoạt động của ngôi sao có thể bị nhầm với tín hiệu từ khí quyển. Nếu Gliese 887 có một hành tinh nằm trong vùng ở được, thế giới đó có khả năng tồn tại sự sống cao hơn các hệ sao khác với chớp lửa bùng phát dữ dội. Bước tiếp theo của nhóm nghiên cứu là xác nhận sự tồn tại của hành tinh thứ ba và phát hiện thành phần khí quyển bằng kính viễn vọng không gian James Webb dự kiến phóng vào năm sau.An Khang (Theo Space)







Phat hien sieu Trai Dat cach 11 nam anh sang


Cac nha thien van hoc phat hien hai ngoai hanh tinh thuoc lop sieu Trai Dat quay quanh Gliese 887, ngoi sao lun do sang nhat tren bau troi.

Phát hiện siêu Trái Đất cách 11 năm ánh sáng

Các nhà thiên văn học phát hiện hai ngoại hành tinh thuộc lớp siêu Trái Đất quay quanh Gliese 887, ngôi sao lùn đỏ sáng nhất trên bầu trời.
Phát hiện siêu Trái Đất cách 11 năm ánh sáng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: