Trái Đất vừa trải qua ngày quay nhanh kỷ lục

Ngày 22/7 đã trở thành ngày ngắn thứ hai từng được ghi nhận trong lịch sử hiện đại, Trái Đất trải qua một hiện tượng đáng chú ý khi hoàn tất một vòng quay quanh trục của mình nhanh hơn bình thường.


Ngày ngắn thứ 2 trong lịch sử


Trái Đất vừa trải qua ngày quay nhanh kỷ lục - 1

Theo dữ liệu từ các hệ thống đo thời gian chính xác, hành tinh của chúng ta kết thúc một ngày sớm hơn khoảng 1,34 mili giây so với mốc 24 giờ tiêu chuẩn, một sai lệch cực nhỏ mà con người không cảm nhận được, nhưng lại mang ý nghĩa lớn trong nghiên cứu khoa học về động lực học Trái Đất.


Từ thời cổ đại đến nay, các nhà khoa học đã xác định rằng Trái Đất đang quay chậm lại theo thời gian do ma sát thủy triều từ Mặt Trăng, khiến Mặt Trăng dần rời xa hành tinh và làm ngày trên Trái Đất dài ra. Theo một nghiên cứu năm 2023, cách đây hàng tỷ năm, một ngày chỉ dài khoảng 19 giờ.


Tuy nhiên, điều bất ngờ đã xảy ra: Trái Đất bắt đầu quay nhanh hơn, và các kỷ lục quay nhanh cũng liên tục bị phá vỡ.


Trước đó, kỷ lục quay nhanh thuộc về ngày 10/7, với thời gian ngắn hơn 1,36 mili giây.


Chưa có xác nhận chính thức từ IERS hoặc TimeAndDate, tuy nhiên ngày 22/7, Trái Đất rút ngắn thời gian quay khoảng 1,34 mili giây, chắc chắn sẽ đưa ngày này lên vị trí ngắn thứ 2 trong năm, vượt qua mức của ngày 5/8 sắp tới (dự báo chỉ ngắn hơn 1,25 mili giây).


Đảo ngược xu hướng hàng triệu năm


Trái Đất vừa trải qua ngày quay nhanh kỷ lục - 2

Hiện tượng tăng tốc bất thường này khiến giới khoa học bối rối. Các mô hình khí quyển và đại dương chưa thể lý giải hoàn toàn các biến động ngắn hạn bất thường như hiện nay.


Một số nghiên cứu, bao gồm cả báo cáo năm 2024, cho rằng băng tan tại hai cực và mực nước biển dâng có thể làm thay đổi phân bố khối lượng trên bề mặt Trái Đất, từ đó ảnh hưởng đến mô men động lượng quay.


Tuy nhiên, thay vì làm Trái Đất quay nhanh hơn, yếu tố này dường như góp phần làm chậm lại vòng quay.


Một giả thiết đang nhận được sự chú ý là sự thay đổi trong chuyển động của lõi lỏng Trái Đất. Nếu lõi chậm lại, phần lớp phủ và lớp vỏ bên ngoài có thể quay nhanh hơn để bảo toàn mô men động lượng, dẫn đến việc thời gian trong một ngày bị rút ngắn như những gì chúng ta đang chứng kiến.


Theo GS Leonid Zotov từ Đại học Quốc gia Moscow, một trong những chuyên gia hàng đầu về chuyển động quay của Trái Đất, nguyên nhân thật sự của sự gia tốc này vẫn chưa rõ ràng.


Ông dự đoán rằng hiện tượng tăng tốc chỉ là tạm thời, và Trái Đất có thể sẽ quay chậm trở lại trong những năm tới, tiếp tục xu hướng dài hạn từ hàng triệu năm trước.


Tuy sự rút ngắn chưa ảnh hưởng đến đời sống thường nhật, nhưng nó có thể dẫn đến thay đổi đáng kể trong tương lai gần. Nếu xu hướng này tiếp tục, các nhà khoa học có thể buộc phải trừ đi một giây khỏi đồng hồ nguyên tử (gọi là “giây nhuận âm”) vào khoảng năm 2029.


Đây là điều chưa từng xảy ra trước đây và có thể ảnh hưởng sâu rộng đến các hệ thống GPS, truyền thông, tài chính và hàng không, vốn dựa vào độ chính xác tuyệt đối về thời gian.


Theo www.space.com







Trai Dat vua trai qua ngay quay nhanh ky luc


Ngay 22/7 da tro thanh ngay ngan thu hai tung duoc ghi nhan trong lich su hien dai, Trai Dat trai qua mot hien tuong dang chu y khi hoan tat mot vong quay quanh truc cua minh nhanh hon binh thuong.

Trái Đất vừa trải qua ngày quay nhanh kỷ lục

Ngày 22/7 đã trở thành ngày ngắn thứ hai từng được ghi nhận trong lịch sử hiện đại, Trái Đất trải qua một hiện tượng đáng chú ý khi hoàn tất một vòng quay quanh trục của mình nhanh hơn bình thường.
Trái Đất vừa trải qua ngày quay nhanh kỷ lục
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: