Kỹ thuật bảo quản thi thể kỳ lạ giữa rừng sâu
Giữa những vùng rừng núi hoang sơ của Papua New Guinea, nơi mà văn minh hiện đại còn cách xa hàng ngàn km, có một cộng đồng người bản địa thực hành một nghi lễ người chết khiến giới khảo cổ và nhân học không khỏi kinh ngạc.
Tại đó, thi thể người đã khuất không được chôn dưới đất, hay thiêu thành tro, mà được treo lơ lửng trên bếp lửa để hun khói theo đúng nghĩa đen trong suốt hàng tháng trời. Tập tục này được lưu giữ qua nhiều thế hệ bởi người Anga (còn gọi là Hamtai), sinh sống chủ yếu tại vùng cao nguyên Aseki, tỉnh Morobe.
' %2F%3E%3C%2Fsvg%3E)
Đối với họ, việc hun xác không chỉ là nghi lễ linh thiêng mà còn là cách thức bảo quản thi thể mang tính kỹ thuật cao, sử dụng nhiệt, khói và môi trường khô kín để chống lại quá trình phân hủy.
Quy trình bắt đầu ngay sau khi người chết qua đời. Thi thể được làm sạch sơ bộ, thoát dịch, sau đó đưa vào trong một ngôi nhà hun đặc biệt gọi là căn lều hun khói (smoking hut). Đây thường là một căn lều nhỏ bằng tre, mái lợp lá sago, với kết cấu đơn giản nhưng giữ nhiệt tốt.
Một ngọn lửa nhỏ được nhóm lên ngay bên dưới xác, duy trì âm ỉ liên tục suốt 30-40 ngày. Trong suốt thời gian đó, khói nóng từ ngọn lửa len vào từng mô cơ thể, dần dần làm khô các mô mềm, ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn và ấu trùng ruồi nhặng.
Các chất có trong khói như formaldehyde tự nhiên, phenol, acid hữu cơ... đóng vai trò như chất khử trùng sinh học. Sau giai đoạn hun, xác người không những khô hoàn toàn mà còn giữ được nguyên vẹn cấu trúc da, tóc, cơ bắp... Trong nhiều trường hợp vẫn còn tồn tại sau hàng trăm năm.
Sau khi cơ thể được hun khói và sấy khô, nó được phủ bằng đất son, một dạng oxit sắt giống đất sét, để bảo vệ xác ướp khỏi những kẻ ăn xác thối và các yếu tố môi trường.
Ngay cả trong điều kiện khí hậu oi bức của Papua New Guinea, nơi thường đẩy nhanh quá trình phân hủy xác chết, quá trình này vẫn diễn ra rất hiệu quả.
' %2F%3E%3C%2Fsvg%3E)
Thi thể sau đó được đặt lên các vách đá cao, mặt hướng về ngôi làng, và tiếp tục “hiện diện” như những linh hồn tổ tiên trông coi đời sống của người còn sống.
Theo tín ngưỡng của người Anga, những linh hồn này có thể gửi lời cảnh báo, ban phước lành hoặc bảo vệ cộng đồng khỏi hiểm họa.
Điều thú vị là dù xuất phát từ một nghi lễ tôn giáo, tập tục này lại mang nhiều điểm tương đồng với các kỹ thuật bảo tồn thi thể hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực pháp y hoặc khảo cổ học.
Các chuyên gia từ LiveScience và Đại học Otago (New Zealand) từng tiến hành nghiên cứu thực địa tại vùng Aseki và xác nhận rằng, kỹ thuật hun khói tại đây có hiệu quả sinh học cao, là một trong số rất ít những hình thức ướp xác "tự nhiên" có khả năng bảo tồn mô mềm mà không cần hóa chất công nghiệp hay đông lạnh.
Theo đó, quá trình giúp giảm nhanh độ ẩm nội tạng, tiêu diệt vi sinh vật, đồng thời giữ cấu trúc nguyên bản của thi thể, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu di truyền và nhân học sau này.
Duy trì nền kinh tế bản địa
' %2F%3E%3C%2Fsvg%3E)
Tập tục xác hun khói từng bị cấm đoán vào giữa thế kỷ 20 khi Papua New Guinea bị ảnh hưởng bởi các tôn giáo phương Tây, đặc biệt là Công giáo. Tuy nhiên, kể từ cuối những năm 1990, một số cộng đồng bản địa đã nỗ lực khôi phục truyền thống này.
Nhiều ngôi làng tại Aseki và Koke thậm chí đã tổ chức các tour du lịch nhỏ, cho phép du khách đến tham quan các căn lều hun khói, tận mắt chứng kiến các thi thể treo trên núi hoặc được trưng bày trong khu nhà lễ nghi.
Du khách cũng có thể trả mức phí trung bình 30–50 USD cho một buổi hướng dẫn, bao gồm các câu chuyện văn hóa, quá trình hun xác, nghi lễ tôn kính tổ tiên và trải nghiệm kiến trúc truyền thống.
Điều này tạo ra một nguồn thu bền vững, trực tiếp tái đầu tư cho cộng đồng địa phương, bao gồm cả việc tu sửa nhà hun, đào tạo người hướng dẫn và mua vật liệu xây dựng truyền thống.
Theo
www.nationalgeographic.com