Cô gái 9X giúp tiêu thụ nông sản bằng công nghệ số, lan tỏa nông dân số

Không sinh ra ở Tây Bắc nhưng với tình yêu, Phạm Thị Phương Mai rất am hiểu về núi rừng, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số nơi vùng cao Bát Xát (Lào Cai). Mai đã làm những video ngắn để livestream bán nông sản cho bà con.


Cô gái trẻ cũng có dự định trong tương lai sẽ xây dựng mô hình nông nghiệp sạch gắn với phát triển du lịch, giúp bà con từng bước phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.


Cô gái Hải Dương đam mê kể chuyện núi rừng


Phạm Thị Phương Mai sinh ra và lớn lên ở Hải Dương, tốt nghiệp ngành Việt Nam học, chuyên ngành Hướng dẫn du lịch. Sau đó kết duyên vợ chồng cùng chàng trai Tây Bắc ở xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát (Lào Cai).


Trước đây, Mai làm công việc thiện nguyện cùng chồng, giúp đỡ bà con vùng cao có hoàn cảnh khó khăn. Công việc này tạo điều kiện để cô đi lại đến những bản làng, gặp gỡ nhiều bà con thuộc các tộc người khác nhau.


“Em nhận thấy bà con trên vùng cao có rất nhiều nông sản ngon và sạch nhưng người dân luôn vất vả, làm được nông sản tốt nhưng ko có đầu ra. Luôn phụ thuộc và trông chờ vào thương lái đến thu mua.


Được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa. Hoặc bà con chỉ mang nông sản ra các chợ truyền thống, bán cho người dân trong vùng, lượng bán ra được rất ít. Trong khi đó em nhận thấy nhu cầu dùng nông sản sạch của người dân ngày càng cao”, Mai nói.


Mật ong rừng, mỡ lợn đen bản, sâm đất, miến dong, hạt cải mèo là những mặt hàng Mai bán quanh năm cho khách hàng tiêu dùng cả nước.

Từ suy nghĩ đó, cô gái 9x luôn có ước muốn phải làm sao để đưa nông sản bản địa đến được với người tiêu dùng trong khắp cả nước, giúp bà con huyện Bát Xát có đầu ra nông sản ổn định, có thu nhập tốt hơn để cải thiện đời sống.


Cũng xuất phát từ thực tế khi năm 2021 chứng kiến cảnh bà con trong xã phải đổ đi hàng trăm tấn sâm, điều kiện giao thông vất vả, người dân phải địu từng địu sâm từ trong nương ra, cuối cùng thương lái ko đến mua, sâm thối hết.


Sau 1 năm bà con trắng tay, ko có thu nhập, Mai đã trăn trở nhiều đêm phải làm thế nào để giúp bà con tiêu thụ được nông sản, để đồng bào bớt khổ.


Với quyết tâm đó, từ tháng 11/2022, khi địa phương vào vụ thu hoạch sâm đất, kênh Tiktok MAI TÂY BẮC và Fanpage Facebook MAI TÂY BẮC ra đời.


Qua công việc của mình, Mai tiếp cận với người xem trên khắp cả nước để quảng bá nông sản, cuộc sống của người bản địa, đồng thời giới thiệu các sản phẩm nông sản của địa phương, bán các mặt hàng nông sản qua Kênh Tiktok MAI TÂY BẮC với 317,9k Followers và Fanpage Facebook MAI TÂY BẮC với 75,574k lượt thích.


Mai giới thiệu về quả ớt ở phiên chợ huyện Mường Khương.

Khuôn mặt ưa nhìn, nước da trắng sáng cùng cách nói chuyện chân thật, thân thiện, nhưng rất có duyên, đi vào lòng người nên các video ngắn Mai tự làm đã thu hút rất đông người xem. Với những nội dung hướng dẫn về cách nấu ăn, về triết lý cuộc sống, giới thiệu những loại nông sản bản địa, về chợ phiên vùng cao…


Đặc biệt, người xem còn được ”no mắt” trước những món ngon do chính chủ kênh thực hiện như: video giới thiệu về mật ong rừng, cách chế biến lợn đen bản, măng muối chua, rau muống muối chua, hái và ăn quả rừng, mít non kho thịt, cá nướng tỏi ớt, hay giới thiệu về nghề trồng quế của đồng bào, video về âm thanh rừng núi có lồng ghép những món ăn dân tộc... để giúp người xem hình dung được nét đẹp cũng như phong tục văn hóa người dân vùng cao Lào Cai.


Lan tỏa những nông dân số


Cô gái trẻ có dự định trong tương lai sẽ xây dựng mô hình nông nghiệp sạch gắn với phát triển du lịch, giúp bà con từng bước phát triển kinh tế.

Hiện tại, mật ong rừng, mỡ lợn đen bản, sâm đất, miến dong, hạt cải mèo là những mặt hàng Mai bán quanh năm cho khách hàng tiêu dùng cả nước cùng với những nông sản theo mùa của địa phương. Những video bán nông sản mang đậm nét đẹp dung dị của bản làng núi rừng Lào Cai.


Bên cạnh đó là những công việc thường ngày của nhà nông, có những vất vả mệt nhọc thế nhưng Mai luôn biết cách truyền đến người xem nhiều năng lượng tích cực bằng cách kể chuyện hấp dẫn và nụ cười thường trực trên môi đã thu hút cả triệu lượt người xem.


Luôn đồng hành cùng bà con để hỗ trợ, đưa nông sản bản địa vươn xa.

Ngoài ra, cô còn chủ động liên kết với các hợp tác xã có sản phẩm OCOP đưa các sản phẩm lên mạng xã hội để nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.


Mai cũng thường tham gia hướng dẫn cho thanh niên trong xã, trong huyện cách bán hàng trên mạng cũng như làm các video quảng bá sản phẩm cũng như đào tạo cho mọi người cách quay phim, dựng phim cơ bản, để ngày càng có thêm nhiều những kênh bán hàng bản địa, mang nông sản, đặc sản địa phương đến người dân trên mọi miền đất nước.


9X cũng thường xuyên quan tâm, hỗ trợ những học sinh khó khăn, trẻ mồ côi...

“Em không có bí quyết gì để thu hút mọi người cả nhưng em đánh giá cao sự chân thật, chất phác, mọi thứ phải thật chứ ko màu mè, hoa mỹ. Em may mắn được khán giả yêu mến, ủng hộ, đặt mua nông sản và có những phản hồi tích cực. Từ công việc này cũng tạo ra thêm sinh kế cho bà con, góp phần tăng thu nhập và ổn định kinh tế gia đình”, Mai chia sẻ.


Trong tương lai Mai có định hướng mở rộng thị trường, tạo thương hiệu riêng cho nông sản bản địa. Ở thời điểm hiện tại cô đang cùng bà con tiếp tục trồng các loại nông sản bản địa, chăn nuôi lợn đen, gà đen để làm phong phú nguồn sản phẩm cũng như đáp ứng đủ số lượng hàng cần cung cấp cho thị trường.


Bài, ảnh: Tâm Tâm









Co gai 9X giup tieu thu nong san bang cong nghe so, lan toa nong dan so


Khong sinh ra o Tay Bac nhung voi tinh yeu, Pham Thi Phuong Mai rat am hieu ve nui rung, phong tuc tap quan cua cac dan toc thieu so noi vung cao Bat Xat (Lao Cai). Mai da lam nhung video ngan de livestream ban nong san cho ba con.

Cô gái 9X giúp tiêu thụ nông sản bằng công nghệ số, lan tỏa nông dân số

Không sinh ra ở Tây Bắc nhưng với tình yêu, Phạm Thị Phương Mai rất am hiểu về núi rừng, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số nơi vùng cao Bát Xát (Lào Cai). Mai đã làm những video ngắn để livestream bán nông sản cho bà con.
Cô gái 9X giúp tiêu thụ nông sản bằng công nghệ số, lan tỏa nông dân số
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: