Lý do nhiều tượng Ai Cập cổ đại vỡ mũi

Ngoài tác động tự nhiên hoặc tai nạn, mũi của các bức tượng còn hư hỏng do bị kẻ khác cố ý đập vỡ.


Người Ai Cập cổ đại điêu khắc vô số bức tượng về các pharaoh, nhân vật tôn giáo và người giàu. Dù miêu tả các nhân vật khác nhau, rất nhiều bức tượng có một điểm chung là chiếc mũi vỡ. Đặc điểm này phổ biến đến mức khiến người ta phải đặt câu hỏi, đây là kết quả của tai nạn vô ý hay do điều gì đó sâu xa hơn?Người Ai Cập cổ đại tin rằng tượng có "sinh lực", theo Adela Oppenheim, quản lý tại Phòng Nghệ thuật Ai Cập thuộc Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, thành phố New York. Nếu quân địch hoặc những kẻ phá hoại muốn vô hiệu hóa một bức tượng, cách tốt nhất là phá hủy phần mũi, bà cho biết.Người Ai Cập cổ đại không thực sự cho rằng các bức tượng sẽ đứng dậy và cử động vì chúng được làm từ đá, kim loại hoặc gỗ. Họ cũng không nghĩ tượng có thể thở theo đúng nghĩa. "Người Ai Cập biết rằng tượng không hít thở không khí, họ có thể nhìn thấy điều đó. Tuy nhiên, các bức tượng có sinh lực và sinh lực đi qua mũi, đường thở của con người", Oppenheim giải thích.Việc thực hiện các nghi lễ cho tượng rất phổ biến vào thời Ai Cập cổ đại, trong đó có nghi lễ "mở miệng". Theo đó, người xưa sẽ bôi dầu và tiến hành một số bước khác để bức tượng có thể "ăn uống và thở". "Nghi lễ này trao cho bức tượng một loại sức sống và quyền năng", Oppenheim nói. Quan niệm tượng có sinh lực phổ biến đến mức thôi thúc những kẻ đối nghịch dập tắt sức mạnh này khi cần thiết. Ví dụ, người trộm cắp, phá dỡ, cải tạo hoặc làm hư hại đền thờ, lăng mộ và những nơi linh thiêng khác cho rằng tượng có thể gây hại cho họ bằng cách nào đó.Ngoài tượng, quan niệm này cũng được áp dụng với hình khắc người và động vật. Đôi khi những kẻ phá hoại không chỉ dừng lại chỉ ở mũi, Oppenheim cho biết. Họ cũng phá hủy khuôn mặt, tay hoặc chân để vô hiệu hóa sức mạnh linh thiêng.Trong một số trường hợp, tượng đổ một cách tự nhiên và phần mũi nhô ra bị vỡ. Các yếu tố môi trường như gió và mưa cũng làm mòn và hỏng một số mũi tượng. Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể xác định xem chúng bị phá hủy cố tình hay tự nhiên bằng cách quan sát vết vỡ.Thu Thảo (Theo Live Science)







Ly do nhieu tuong Ai Cap co dai vo mui


Ngoai tac dong tu nhien hoac tai nan, mui cua cac buc tuong con hu hong do bi ke khac co y dap vo.

Lý do nhiều tượng Ai Cập cổ đại vỡ mũi

Ngoài tác động tự nhiên hoặc tai nạn, mũi của các bức tượng còn hư hỏng do bị kẻ khác cố ý đập vỡ.
Lý do nhiều tượng Ai Cập cổ đại vỡ mũi
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: