Hành trình “lên đỉnh” không bằng phẳng của Huawei

Huawei hiện là một trong các hãng công nghệ lớn nhất và đang gây tranh cãi nhất hành tinh. Công ty này là trung tâm trong cuộc đụng độ Mỹ - Trung với tầm ảnh hưởng vươn ra toàn cầu.


Huawei khởi nghiệp từ việc bán thiết bị chuyển mạch tổng đài viễn thông giá rẻ vào những năm 1980 tại Trung Quốc. Từ một doanh nghiệp xoàng xĩnh tới doanh thu thường niên hơn 100 tỷ USD, Huawei trở thành một biểu tượng nổi bật của công nghệ Trung Quốc.


Huawei là mục tiêu trong chiến dịch tẩy chay của Mỹ nhằm cấm công ty này tham gia xây dựng mạng 5G. 5G được dùng để kết nối mọi thứ, từ điện thoại di động tới xe tự lái. Mặc dù vậy, một số nhà mạng tại Mỹ cho rằng việc cấm Huawei sẽ ảnh hưởng tới triển khai 5G. Mỹ tố thiết bị Huawei có thể bị chính phủ Trung Quốc lợi dụng vào các mục đích gián điệp nhằm vào các quốc gia khác. Nhà sáng lập Nhậm Chính Phi khẳng định Huawei chưa bao giờ bị yêu cầu chia sẻ dữ liệu và hoạt động độc lập với chính phủ. Còn chính phủ Trung Quốc cũng phủ nhận cáo buộc đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ và thực hiện hành vi phản thương mại.


Hành trình “lên đỉnh” không bằng phẳng của Huawei
Nhà máy sản xuất thiết bị của Huawei luôn hoạt động hết công suất. 
Văn hóa loài sói

Nhậm Chính Phi là một cựu kỹ sư của Quân đội Nhân dân giải phóng Trung Quốc. Ông thành lập Huawei năm 1987, được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc (CEO) từ năm 1988. Xuất thân quân đội của ông ảnh hưởng lớn tới phong cách quản trị, dẫn tới cái gọi là “văn hóa loài sói” nổi tiếng của Huawei.


Ông Nhậm muốn nhân viên luôn "đói bụng". Trong cuộc phỏng vấn với CNN năm 2019, ông cho rằng chiến dịch của Mỹ chống lại Huawei sẽ tốt cho những nhân viên đã trở nên “lười nhác, hủ bại và yếu kém” sau nhiều thập kỷ thành công.


Theo cuốn sách “The Huawei Story” do Thiên Đạo đồng tác giả CEO Huawei thường nói về “tinh thần sói” và trong quá khứ từng nói với đồng nghiệp hãy “không hổ thẹn” khi kinh doanh. Thiên Đạo là thành viên trong ban cố vấn quốc tế của Huawei và đang làm việc tại Đại học Chiết Giang. Nhân viên Huawei được kỳ vọng sẽ mô phỏng bản chất không sợ hãi, kiên cường trước các điều kiện khắc nghiệt và phối hợp ăn ý của loài sói.


Ban đầu, Huawei bán sản phẩm của hãng khác, nhưng sau đó đầu tư sức người, sức của để tự phát triển công nghệ. Theo “The Huawei Story”, trong một tòa nhà lớn của hãng, ngoài không gian làm việc còn có bếp ăn và giường ngủ cùng đệm. Nhân viên Huawei làm việc ngày đêm, ăn ngủ tại chỗ.


Tinh thần làm việc không mệt mỏi đã được đền đáp. Trong vòng 1 năm, Huawei làm ra hệ thống tổng đài điện thoại riêng. Sản phẩm ban đầu có giá rẻ và thường trục trặc. Song, công ty đã nhanh chóng làm nên tên tuổi nhờ dịch vụ khách hàng tận tâm, nhanh chóng.


Các thập kỷ tiếp theo, Huawei tiếp tục cải thiện sản phẩm và giới thiệu nhiều thiết bị mới, chẳng hạn smartphone. Hãng cũng bắt đầu mở rộng trên toàn cầu, gửi lãnh đạo đến thị trường đang phát triển tại châu Phi, Nam Mỹ và châu Á.


Nhân viên được thưởng hậu hĩnh, đặc biệt người nào hoàn thành hoặc vượt mục tiêu. Theo một cựu Giám đốc dự án, tiền thưởng và cổ tức hàng năm từ cổ phiếu công ty vượt xa so với lương cơ bản. Đây là cách hiệu quả để thu hút nhân tài vì các hãng công nghệ khác của Trung Quốc không có được cơ chế hào phóng như vậy. Huawei đã chiêu mộ người này từ một công ty viễn thông khác rồi đào tạo ông tại Thâm Quyến trước khi gửi ra nước ngoài.


“Động lực tài chính là thứ duy nhất hiệu quả. Chúng tôi được gọi là “văn hóa loài sói”, đồng nghĩa chúng tôi là những con sói, chúng tôi cần săn mồi, chúng tôi cần tiền”, cựu Giám đốc giấu tên nói.


Nhân viên thường phải bật điện thoại 24/24. Nếu khách hàng có vấn đề vào nửa đêm, kỹ sư ngay lập tức được điều động. Theo cựu Giám đốc dự án, lịch trình liên tục khiến mọi người mệt mỏi. Sau gần một thập kỷ cống hiến, ông nghỉ việc vì kiệt sức và không mấy khi được gặp gia đình.


Hành trình “lên đỉnh” không bằng phẳng của Huawei
 Triển lãm công nghệ giới thiệu sản phẩm của Huawei luôn thu hút sự quan tâm do sử dụng công nghệ hiện đại nhưng giá thành rất rẻ. 
Hỗ trợ từ chính phủ

Cuối những năm 1970, hạ tầng viễn thông Trung Quốc không giúp ích được gì và Bắc Kinh lạc hậu so với thủ đô nhiều nước khác. Chưa tới 0,5% hộ gia đình có điện thoại, theo World Bank.


Hạ tầng yếu kém ngăn cản phát triển. Những năm 1980, Bắc Kinh mở cửa cho các công ty nước ngoài như Fujitsu, Ericsson, Alcatel, Motorola và Nokia. Các doanh nghiệp trong nước cũng mọc lên, trong số này có ZTE và Huawei.


ZTE là công ty quốc doanh, còn Huawei là công ty tư nhân. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng Huawei cũng được chính phủ hỗ trợ không công bằng. Theo Philippe Le Corre, đồng tác giả cuốn “China’s Offensive in Europe”, chỉ có một lý do giúp Huawei hùng mạnh đến vậy. Đó là vì họ được vay vốn không lãi suất từ ngân hàng trung ương, giúp xâm nhập thị trường châu Âu.


Khi được hỏi về cáo buộc của học giả Le Corre, người phát ngôn Huawei khẳng định công ty luôn minh bạch về tài chính. Thực tế, các công ty toàn cầu khác cũng được ưu đãi từ nhà nước hay ngân hàng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận xét sự hỗ trợ của Trung Quốc với Huawei rộng rãi hơn nhiều.


Từ năm 2005 tới 2011, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đồng ý cấp khoảng 40 tỷ USD cho các khách hàng Huawei tiềm năng. Theo Osvaldo Coelho, cựu binh ngành viễn thông, từng làm việc cho Huawei tại Mauritius và Nam Phi, hỗ trợ từ Bắc Kinh là chìa khóa cho thành công của công ty.


“Khi bạn có một thị trường lớn, được hậu thuẫn của chính phủ lớn và quyền lực như Trung Quốc, tất nhiên bạn sẽ lớn mạnh. Nó không phải là khởi nghiệp trong nhà kho”.


Năm 2012, Ủy ban Châu Âu mở cuộc điều tra Huawei và ZTE, tố nhà nước Trung Quốc hỗ trợ phi pháp cho hai công ty này. Vụ việc dừng lại vì các đối thủ của hai hãng được cho là từ chối hợp tác vì lo ngại bị trả đũa. Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi đó khẳng định Huawei và ZTE tuân thủ quy định thương mại quốc tế.


Phá vỡ quy tắc, phát triển kinh doanh

Tương tự các doanh nghiệp toàn cầu, Huawei chọn cách tiếp cận ráo riết nhằm giành được thị trường nước ngoài, kể cả việc “phạm quy”.


Năm 2003, Cisco kiện Huawei bắt chước phần mềm và vi phạm bằng sáng chế. Sau đó, Huawei thừa nhận tại tòa án Mỹ rằng một số phần mềm định tuyến “vô tình” sao chép từ Cisco. Cisco rút đơn kiện sau khi Huawei hứa chỉnh sửa sản phẩm.


Theo báo cáo tháng 2/2018 của RWR Advisory Group, một công ty chuyên theo dõi giao dịch kinh doanh Nga – Trung, Huawei thường bị cáo buộc tham nhũng, hối lộ và can thiệp chính trị nước ngoài. Năm 2012, một tòa án Algeri phát hiện các giám đốc Huawei và ZTE đưa hối lộ, sau đó bị phạt tù 10 năm.


Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2015, ông Nhậm Chính Phi cho biết, năm 2014, Huawei tổ chức chiến dịch chống tham nhũng, hơn 4.000 nhân viên thừa nhận vi phạm chính sách công ty, từ lỗi nhẹ tới tham nhũng, hối lộ. Họ nhận lỗi vì Huawei cam kết khoan dung.


Trong một tuyên bố, Huawei khẳng định cam kết tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định, luật pháp và tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh cao nhất. Dù vậy, Bộ Tư pháp Mỹ không nghĩ như vậy.


Tháng 1/2019, Bộ này đã đưa ra hai vụ kiện chống lại Huawei. Công tố viên tố cáo Huawei đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ của nhà mạng T-Mobile, vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ với Iran. Hồ sơ tòa án trong vụ đầu tiên nêu chi tiết hành động mua chuộc nhân viên để đánh cắp bí mật thương mại.


Nói một cách công bằng, Huawei không phải hãng duy nhất dính cáo buộc đánh cắp bản quyền hay hối lộ quan chức chính phủ. Các đối thủ như Alcatel, Ericsson, Samsung, Siemens cũng từng đối mặt với các bê bối tương tự. Song, theo ông Coelho, ý chí sẵn sàng làm bất cứ điều gì để kinh doanh của Huawei là nổi bật hơn cả. Ông nhận xét: “Khi đói, bạn làm được rất nhiều thứ, thậm chí có thể trở nên bất chấp mọi thứ”.


Glenn Schloss, Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông của Huawei, cho biết nhân viên Huawei có mặt tại các thị trường phát triển để giao thương với thế giới. Với hàng trăm ngàn nhân viên, dù thực hiện chính sách nghiêm khắc, vẫn có chuyện không đúng xảy ra. Khi ấy, họ sẽ kỷ luật hoặc sa thải và làm việc với nhà chức trách.


Du Lam (Theo CNN)









Hanh trinh “len dinh” khong bang phang cua Huawei


Huawei hien la mot trong cac hang cong nghe lon nhat va dang gay tranh cai nhat hanh tinh. Cong ty nay la trung tam trong cuoc dung do My - Trung voi tam anh huong vuon ra toan cau.

Hành trình “lên đỉnh” không bằng phẳng của Huawei

Huawei hiện là một trong các hãng công nghệ lớn nhất và đang gây tranh cãi nhất hành tinh. Công ty này là trung tâm trong cuộc đụng độ Mỹ - Trung với tầm ảnh hưởng vươn ra toàn cầu.
Hành trình “lên đỉnh” không bằng phẳng của Huawei
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: