Vỡ mộng startup: Không ai 'thay đổi được thế giới', nhà đầu tư mạo hiểm sắp phải trả giá đắt

Rót tiền ồ ạt vào các startup, các nhà đầu tư nhận ra sự thật đau lòng vì "không ai thay đổi được thế giới" như quảng cáo ban đầu.


Tờ Financial Times nhận định rằng, thế giới đầu tư mạo hiểm sắp trải qua một vụ sụp đổ trong thầm lặng.


Không giống như thị trường chứng khoán, thế giới đầu tư mạo hiểm không có chỉ số thị trường hàng ngày và cũng không có bảng giá cổ phiếu nào để nhìn vào mỗi khi tài sản cá nhân của họ bốc hơi.



Vỡ mộng startup: Không ai 'thay đổi được thế giới', nhà đầu tư mạo hiểm sắp phải trả giá đắt - Ảnh 1.




Trên thực tế, đối với nhiều nhà đầu tư và doanh nhân vừa trải qua thời kỳ bùng nổ trong lịch sử lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, thị trường hưng phấn đến mức không hề có bất kỳ giả định nào về một vụ sụp đổ có thể xảy ra.


Josh Wolfe, người đồng sáng lập Lux Capital, ví hiện thực đó với "5 giai đoạn kinh điển của sự đau buồn (chối bỏ, giận dữ, mặc cả, trầm uất, chấp nhận). Có lẽ chúng ta đang ở đâu đó giữa giận dữ và mặc cả", anh nói, đề cập đến những cảm xúc sau sự từ chối. Tuy nhiên, các nhà đầu tư và những người sáng lập công ty vẫn đang chịu đựng được toàn bộ hệ lụy của sự suy thoái thị trường sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế khởi nghiệp.


Vỡ mộng startup: Không ai thay đổi được thế giới, nhà đầu tư mạo hiểm sắp phải trả giá đắt - Ảnh 1.

Chỉ những công ty có nhu cầu vốn gấp mới buộc phải tính toán đầy đủ với thực tế. Klarna, công ty Thụy Điển hoạt động trong lĩnh vực mua trước, trả sau, đã gây ra làn sóng chấn động trên thị trường vào đầu tháng này khi huy động tiền với mức định giá 5,7 tỷ USD - thấp hơn 87% so với mức được đánh giá một năm trước.


Trên thị trường đại chúng, các công ty khác cũng chịu chung số phận. Cổ phiếu của Affirm, một công ty của Mỹ đã niêm yết cổ phiếu vào đầu năm ngoái, cũng đã chứng kiến cổ phiếu giảm 87% so với mức đỉnh vào tháng 11 năm ngoái. Cổ phiếu công ty fintech đang phát triển nhanh là Block thì giảm 78% sau khi 130 tỷ USD vốn hóa bị xóa sổ.


Có thể nhiều công ty hơn nữa chịu số phận tương tự như Klarna trước khi toàn bộ thị trường cùng "chìm nghỉm". Mặc dù có một số dấu hiệu cho thấy mọi người đang nhìn nhận thực tế hơn về việc định giá, nhưng "chúng tôi vẫn chưa có đầy đủ thông tin cần thiết", Wolfe nói.


David Cowan, một đối tác tại Bessemer Venture Partners cho biết thêm: "Nhiều công ty sẽ phủ nhận về sự thay đổi định giá cho đến khi họ cạn kiệt vốn".


Có thể sắp xảy ra một thời điểm quan trọng đối với thế giới khởi nghiệp. Những năm gần đây, các nhà đầu tư của tất cả các lĩnh vực đã bỏ qua tất cả để theo đuổi các công ty hứa hẹn tốc độ tăng trưởng cao hơn thay vì những công ty có sẵn trên thị trường chứng khoán.


Phần lớn khoản đầu tư đó đã được rót vào năm ngoái, khi định giá của các công ty khởi nghiệp tư nhân đang đạt mức cao nhất. Theo nhà cung cấp dữ liệu PitchBook, các quỹ phòng hộ, công ty cổ phần tư nhân, quỹ đầu tư quốc gia, quỹ đầu tư mạo hiểm doanh nghiệp và quỹ tương hỗ đã cung cấp 2/3 tổng số tiền đầu tư mạo hiểm trên toàn cầu vào năm ngoái.


Vỡ mộng startup: Không ai thay đổi được thế giới, nhà đầu tư mạo hiểm sắp phải trả giá đắt - Ảnh 2.

Nếu những thương vụ đó không thành công, có thể dẫn đến sự rút lui của nhiều người mới tham gia vào lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. Cuối cùng, việc này có thể tạo ra một cú sốc cho thế giới khởi nghiệp công nghệ vốn đã quen với lượng vốn ngày càng tăng.


Quy mô của đợt bùng nổ đầu tư mạo hiểm gần đây nhất đã giảm xuống mức tương đương vào cuối những năm 1990, khi đầu tư hàng năm đạt đỉnh 100 tỷ USD ở Mỹ. Để so sánh, lượng tiền mặt được bơm vào các công ty khởi nghiệp công nghệ của Mỹ năm ngoái đạt 330 tỷ USD. Con số này cao gấp đôi so với năm trước.


Dòng tiền đổ vào các thị trường tư nhân trùng khớp với một dòng tiền chảy tương đương vào các đợt IPO. Theo Coatue, một trong các nhà đầu tư "tay ngang" mới chuyển từ thị trường đại chúng sang thế giới VC, 1,4 tỷ USD đã tìm đường vào các công ty tăng trưởng đầy hứa hẹn trên toàn cầu vào năm ngoái, một nửa trong số đó dưới hình thức đầu tư mạo hiểm và một nửa thông qua IPO. Theo tính toán, mức tăng trong một năm đó cao hơn gần 1 tỷ USD so với mức trung bình 425 tỷ USD/năm được huy động trong thập kỷ trước.


FOMO


Cùng với dòng vốn khổng lồ này, nhiều nhà đầu tư mạo hiểm giờ đây thừa nhận thị trường của họ đã bị "kiệt sức" bởi một cuộc chạy đua đầu tư bằng mọi giá.


Eric Vishria, một đối tác tại Benchmark Capital cho biết: "Nếu có một từ để mô tả, đó chỉ có thể là FOMO (Nỗi sợ bị bỏ lỡ)". Ông chỉ ra "nỗi sợ bỏ lỡ" đã dẫn đến một sự giẫm đạp không thương tiếc lên nhau thời thị trường ở mức đỉnh. Không chỉ mức giá cao mà các nhà đầu tư còn sẵn sàng trả bằng mọi giá để không bỏ lỡ cơ hội: Thời gian tiến hành thẩm định đã được rút ngắn đáng kể và các biện pháp bảo vệ mà các nhà đầu tư thường xây dựng để phòng tránh rủi ro cho các khoản đầu tư của họ cũng đã ít được sử dụng.


Vỡ mộng startup: Không ai thay đổi được thế giới, nhà đầu tư mạo hiểm sắp phải trả giá đắt - Ảnh 3.

Vishria cho biết: Sự mở rộng kinh tế ổn định và các điều kiện tài chính nới lỏng sau cuộc khủng hoảng tài chính hơn một thập kỷ trước đã khiến nhiều nhà đầu tư coi đầu tư mạo hiểm như một trò cá cược một chiều. "Trong 12 năm qua, câu trả lời đúng cho hầu hết mọi công ty là chỉ cần nắm giữ và sau đó mới phân phối cổ phần", ông nói thêm.


Đối với những người sáng lập và nhân viên công ty, cũng như các công ty liên doanh đã hỗ trợ họ và các đối tác hạn chế cung cấp vốn, nó trông giống như là việc thả con săn sắt bắt con cá rô. Khi định giá tăng cao hơn, các công ty thiết lập các chương trình giao dịch cổ phiếu cho nhân viên và giám đốc điều hành để nhận tiền mặt và các nhà đầu tư có thể đánh dấu mức định giá của họ với mỗi vòng gọi vốn mới.


Kết quả là, theo Vishria, ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm ngày càng trở nên phình to. Quy mô của các quỹ mạo hiểm bùng nổ khi các nhà đầu tư bỏ ra số vốn lớn hơn bao giờ hết để hoạt động. Và kỷ luật đầu tư đã được nới lỏng, với việc các nhà đầu tư mạo hiểm đang đặt cược rộng rãi trên toàn bộ các lĩnh vực thay vì cố gắng chọn ra một số lượng nhỏ những người chiến thắng mà theo truyền thống cũng là những đơn vị cung cấp phần lớn lợi nhuận của ngành.


Những nhân tố góp phần giúp lĩnh vực đầu tư mạo hiểm bùng nổ có thể kể đến là quỹ Tầm nhìn của SoftBank, quỹ đã đầu tư 100 tỷ USD vào thị trường. Tiger Global, công ty đã đặt cược rộng rãi, ở một giai đoạn đã nắm giữ nhiều cổ phần hơn 1 tỷ USD tại các công ty khởi nghiệp so với bất kỳ nhà đầu tư nào khác. Kể từ đó, cả hai đều tiết lộ khoản lỗ khủng khiếp: Quỹ Tầm nhìn đã ghi nhận khoản lỗ 27 tỷ USD trong một năm vào tháng 5, cùng tháng xuất hiện thông tin Tiger lỗ 17 tỷ USD.


Jeremy Burton, một cựu giám đốc điều hành hàng đầu của Oracle, hiện đang đứng đầu một công ty phần mềm tư nhân có tên là Obser, cho biết "mọi thứ đều điên rồ". Những hiện tại những cách tiếp cận đó đã chấm dứt - phản ánh cái lạnh sâu đã phủ lên thị trường đầu tư mạo hiểm.


NHỮNG DỰ ÁN RỦI RO CAO


Nguồn vốn dồi dào đã thúc đẩy các lĩnh vực khoa học mới phát triển với tốc độ nhanh hơn. Chúng bao gồm các công nghệ như điện toán lượng tử và ô tô không người lái, các dự án "phát sáng" từng được coi là quá rủi ro hoặc dài hạn ngay cả đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm, thường có tầm nhìn từ bảy đến tám năm. Các công ty khởi nghiệp trong cả hai lĩnh vực đều đã ghi nhận những bước tiến đáng kể, mặc dù những bước đột phá thực sự mang tính chuyển đổi mà các nhà đầu tư mạo hiểm hy vọng vẫn nằm ngoài tầm với.


Vỡ mộng startup: Không ai thay đổi được thế giới, nhà đầu tư mạo hiểm sắp phải trả giá đắt - Ảnh 4.

Kho báu đó cũng giúp mở ra các lĩnh vực mới đầy rủi ro của nền kinh tế cho các công ty khởi nghiệp tư nhân. Chẳng hạn, số tiền chảy vào các công ty khởi nghiệp không gian thương mại đã tăng gấp đôi vào năm ngoái lên hơn 15 tỷ USD, theo BryceTech. Vào giữa thập kỷ trước, các khoản đầu tư hàng năm vào đây chỉ khoảng 3 tỷ USD một năm.


Đầu tư tư nhân đã hỗ trợ một loạt các công nghệ tên lửa mới, hệ thống vệ tinh và dịch vụ chụp ảnh trái đất. Nhà phân tích không gian Laura Forczyk cho biết, các công ty khởi nghiệp cũng đã mạo hiểm bước vào ranh giới khám phá không gian. Với việc Nasa lên kế hoạch quay trở lại mặt trăng và các công ty tư nhân cũng chạy đua lên kế hoạch cho các hoạt động trên mặt trăng từ khai thác đến xây dựng các trung tâm điện toán đám mây.


Forczyk cho biết: "Có rất nhiều hoạt động thương mại" trong các lĩnh vực nghiên cứu và khám phá không gian từng được coi là "cõi riêng" của chính phủ. Nếu tiền cạn kiệt, cô ấy nói: "Tôi không biết liệu có bền vững hay không".


Quay trở lại thực tiễn, các nhà đầu tư mạo hiểm đã phải đánh giá lại việc đặt cược vào các lĩnh vực từng được coi là một trong những lĩnh vực nóng nhất đối với các công ty khởi nghiệp. Howard Morgan, chủ tịch công ty mạo hiểm B Capital ở New York, chỉ ra những nỗ lực khác nhau của ngành công nghệ nhằm cách mạng hóa lĩnh vực vận tải là một nguyên nhân gây ra cảm giác tiếc nuối. Ông nói, các công ty xe hơi không người lái và xe máy điện mà công ty ông đầu tư không còn giống như họ sắp thay đổi thế giới nữa.


Một công ty mà B Capital đầu tư vào, công ty xe tay ga Bird, được định giá gần 3 tỷ USD vào đầu năm 2020. Sau khi niêm yết cổ phiếu vào cuối năm ngoái và huy động được số vốn lên gần 900 triệu USD, Bird hiện có giá trị chỉ 142 triệu USD.


Morgan nói: "Chúng tôi nhận ra rằng có thể thế giới chưa sẵn sàng cho nhiều thứ như chúng tôi nghĩ".


Vỡ mộng startup: Không ai thay đổi được thế giới, nhà đầu tư mạo hiểm sắp phải trả giá đắt - Ảnh 5.

Khi được hỏi những lĩnh vực nào có khả năng gây thất vọng lớn nhất, hầu hết các nhà đầu tư mạo hiểm đều liệt kê giống nhau: Các công ty giao hàng siêu tốc, như Gopuff và Gorillas, đã đặt ra mục tiêu mang đến cho khách hàng những mặt hàng tạp hóa chỉ trong vòng 20 phút; Các công ty fintechs đã bắt tay vào một chiến dịch tốn kém để xây dựng các doanh nghiệp tiêu dùng lớn; và các dự án dựa trên blockchain đã vướng vào vụ sụp đổ điện số.


Trong một bài thuyết trình gần đây với các nhà đầu tư của chính mình, Coatue đã mô tả mức định giá sụt giảm mà họ mong đợi trong thế giới công nghệ giống như một loạt các quân cờ domino chỉ mới bắt đầu đổ. Họ dự đoán rằng các khoản lỗ lớn sẽ lan rộng, bắt đầu từ các công ty internet không có lợi nhuận và tiếp cận sâu hơn vào lĩnh vực tiền số và fintech, trước khi lấn sang các lĩnh vực có vẻ vững chắc hơn như phần mềm và chất bán dẫn.


Nếu những dự đoán như thế này là chính xác, thì các nhà đầu tư đặt phần lớn số tiền của họ trong giai đoạn đỉnh cao của thị trường có thể phải đối mặt với mức lợi nhuận âm chưa từng thấy kể từ sau bong bóng dotcom năm 2000.


THIẾT LẬP LẠI KỲ VỌNG


Trong khi đó, đối với hầu hết các công ty khởi nghiệp công nghệ, thế giới vừa thay đổi mạnh mẽ. Công ty vũ trụ tư nhân của Elon Musk, SpaceX, được định giá 125 tỷ trong vòng gọi vốn gần đây nhất vào tháng 6, tăng từ 74 tỷ USD vào tháng 4 năm ngoái.


Nhưng hầu hết những người khác có rất ít sự lựa chọn ngoài việc điều chỉnh mục tiêu. Công ty giao hàng siêu tốc Gopuff nằm trong số nhiều công ty khởi nghiệp được đầu tư tốt đã bắt đầu tái cấu trúc những tuần gần đây để sa thải nhân viên và đóng cửa các cơ sở để tiết kiệm tiền mặt.


Một nhà đầu tư vào Gopuff thì tranh luận rằng phép tính kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh của công ty là số doanh thu mà họ có thể tạo ra trên mỗi đơn đặt hàng, so với chi phí của đơn đặt hàng đó - vẫn là đúng đắn. Tuy nhiên, nhà đầu tư này cho biết thêm, cuộc đua tăng trưởng tốn kém từng là mục tiêu của các công ty khởi nghiệp như thế này không còn ý nghĩa khi nguồn vốn trở nên hạn hẹp.


Vỡ mộng startup: Không ai thay đổi được thế giới, nhà đầu tư mạo hiểm sắp phải trả giá đắt - Ảnh 6.

Một phép tính tương tự đang được thực hiện trên toàn thế giới khởi nghiệp. Thời gian hoàn vốn đang được rút ngắn. Tăng trưởng siêu tốc không còn là ưa tiên hàng đầu.


Morgan cho biết thêm: "Không có gì phải bàn cãi, mục tiêu tăng trưởng bằng bất kỳ giá nào sẽ không còn trong vài năm tới".


Đối với các nhà đầu tư mạo hiểm, đây có thể là một bước lùi lớn sau nhiều năm. Tuy nhiên, có một lý do xứng đáng lùi lại: Việc thiết lập lại mang lại cơ hội trả giá thấp hơn cho các khoản đầu tư trong tương lai, để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp thể hiện kỷ luật tài chính tốt hơn và ít phải đối mặt với sự cạnh tranh hơn từ các đối thủ được rót vốn từ những đối tượng nhiều tiền như SoftBank.


Vishria tại Benchmark khẳng định: "Tất cả những kẻ giả danh và đầu cơ sẽ bị xóa sổ. Chúng ta sẽ chỉ còn lại những người có niềm tin và tính xây dựng".


Đó là một tầm nhìn hấp dẫn mà nhiều nhà đầu tư mạo hiểm - theo định nghĩa là những người lạc quan nhất thế giới có được. Nhưng vẫn chưa rõ sẽ mất bao lâu để thị trường đầu tư mạo hiểm khôi phục lại, hoặc bao nhiêu nhà đầu tư và công ty khởi nghiệp ngày nay sẽ vẫn đứng vững khi có điều gì đó xảy ra.


https://cafebiz.vn/vo-mong-startup-khong-ai-thay-doi-duoc-the-gioi-nha-dau-tu-mao-hiem-sap-phai-tra-gia-dat-20220801230457745.chn Lấy link







Vo mong startup: Khong ai 'thay doi duoc the gioi', nha dau tu mao hiem sap phai tra gia dat


Rot tien o at vao cac startup, cac nha dau tu nhan ra su that dau long vi "khong ai thay doi duoc the gioi" nhu quang cao ban dau.

Vỡ mộng startup: Không ai 'thay đổi được thế giới', nhà đầu tư mạo hiểm sắp phải trả giá đắt

Rót tiền ồ ạt vào các startup, các nhà đầu tư nhận ra sự thật đau lòng vì "không ai thay đổi được thế giới" như quảng cáo ban đầu.
Vỡ mộng startup: Không ai 'thay đổi được thế giới', nhà đầu tư mạo hiểm sắp phải trả giá đắt
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: