Thần ưng bay 160 km không cần đập cánh

Những con thần ưng khổng lồ chỉ đập cánh trong 1% thời gian bay, thay vào đó chúng lượn trên các luồng khí ấm để tiết kiệm năng lượng.


Nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế hé lộ cách thần ưng Andes, loài kền kền có sải cánh lớn nhất thế giới và cũng là loài chim bay ở độ cao lớn nhất, tận dụng các dòng khí để ở trên cao nhiều giờ mà không cần đập cánh. Thần ưng Andes có sải cánh 3 m và nặng tới 15 kg. Lần đầu tiên một nhóm nhà khoa học gắn thiết bị ghi âm mà họ gọi là "nhật ký hàng ngày" vào 8 con thần ưng ở khu vực Patagonia để theo dõi nhịp đập cánh của chúng trong hơn 250 giờ bay. Thiết bị theo dõi được lập trình để rơi khỏi những con chim sau khoảng một tuần.Giáo sư Emily Shepard, nhà sinh vật học ở Đại học Swansea, Wales, phát hiện thần ưng Andes chỉ đập cánh trong 1% thời gian bay trong không trung, chủ yếu là lúc cất cánh. Thậm chí, một con chim bay hơn 5 giờ liền qua quãng đường 160 km mà không cần đập cánh. Nhóm nghiên cứu công bố chi tiết phát hiện hôm 13/7 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS). "Thần ưng là những chuyên gia bay lượn nhưng chúng tôi không ngờ chúng có thể điêu luyện tới vậy", Shepard chia sẻ.Đối với các loài chim, bầu trời không trống rỗng mà chứa đầy thứ vô hình như những cơn gió mạnh, những luồng khí ấm và không khí bị đẩy lên khi gặp vật cản trên mặt đất như ngọn núi. Học cách tận dụng dòng khí cho phép một số loài chim di chuyển quãng đường dài mà không cần tốn sức lực đập cánh. Các nhà khoa học thường chia hoạt động bay của chim thành hai loại: đập cánh và lượn. Sự khác biệt giữa hai kiểu bay giống như đạp xe lên dốc và lao dốc, theo Bret Tobalske, chuyên gia về chim ở Đại học Montana, Mỹ, người không tham gia nghiên cứu.Những nghiên cứu trước đây cho thấy cò trắng và chim ưng đập cánh lần lượt 17% và 25% thời gian ở trên không trong những chuyến bay di cư dài ngày. Khả năng bay lượn sử dụng ít năng lượng của thần ưng Andes là điều cần thiết đối với lối sống của chúng vì loài chim này phải bay hàng giờ bên trên những dãy núi cao để tìm xác động vật, đồng tác giả nghiên cứu Sergio Lambertucci, nhà sinh vật học ở Đại học Quốc gia Comahue, Argentina, giải thích.An Khang (Theo Guardian)







Than ung bay 160 km khong can dap canh


Nhung con than ung khong lo chi dap canh trong 1% thoi gian bay, thay vao do chung luon tren cac luong khi am de tiet kiem nang luong.

Thần ưng bay 160 km không cần đập cánh

Những con thần ưng khổng lồ chỉ đập cánh trong 1% thời gian bay, thay vào đó chúng lượn trên các luồng khí ấm để tiết kiệm năng lượng.
Thần ưng bay 160 km không cần đập cánh
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: