3 lý do smartphone không cần tới camera tele tiềm vọng

Mặc dù camera tele "tiềm vọng" mang tới một sự cải thiện đáng kể về chất lượng ảnh khi chụp xa, tuy nhiên vẫn có những lý do khiến đây không phải là một công nghệ nên được trang bị trên smartphone.


Trong vài năm trở lại đây, xu hướng nâng cấp camera trên smartphone đang nở rộ. Nhiều nhà sản xuất đều đã và đang ra mắt các dòng sản phẩm mới có camera tốt hơn so với trước đây. Việc nâng cấp có thể tới từ phần cứng cũng có thể tới từ các thuật toán xử lý ảnh, mục đích cuối cùng cũng là để cải thiện chất lượng hình ảnh tốt nhất có thể.


3 lý do smartphone không cần tới camera tele "tiềm vọng" - Ảnh 1.


Một trong các xu hướng camera nổi bật trong năm 2021 là ống kính tele tiềm vọng (periscope). Ống kính dạng này xuất hiện nhiều trên các dòng smartphone cao cấp, đôi khi được một vài nhà sản xuất "phá cách" đưa xuống dòng tầm trung. Ống kính tele tiềm vọng thường được ứng dụng khi nhà sản xuất muốn trang bị cho smartphone một khả năng zoom quang học ở hệ số từ 4X trở lên.


Cách hoạt động của ống kính tele tiềm vọng

Với cách hoạt động của các ống kính camera hiện tại trên smartphone, do có diện tích nhỏ nên khoảng cách từ cảm biến tới điểm hội tụ trên thấu kính sẽ rất gần. Trên lý thuyết, khoảng cách này sẽ tượng trưng cho tiêu cự của ống kính: khoảng cách càng ngắn, tiêu cự càng nhỏ và hình ảnh cho ra sẽ có góc càng rộng; còn khoảng cách càng xa thì tiêu cự sẽ càng lớn và hình ảnh thu được sẽ có độ phóng đại lớn hơn.


Do hạn chế không gian để chứa linh kiện, ống kính tele thông thường trên smartphone chỉ có thể đạt hệ số tiêu cự tối đa là 3.3X (ví dụ chiếc OnePlus 10 Pro mới ra mắt). Để có thể kéo dài tiêu cự của ống kính trên smartphone, các nhà sản xuất đã ứng dụng nguyên lý kính tiềm vọng.


 - Ảnh 1.

Kính tiềm vọng được sử dụng rộng rãi trên các tàu ngầm. Nhờ sử dụng 2 gương phẳng đặt song song với một góc nghiêng 45 độ, ánh sáng sẽ được phản xạ theo một đường zic-zac 90 độ, cho phép các thuỷ thủ có thể ở dưới mặt nước vẫn có thể quan sát được không gian bên trên mực nước biển


Ống kính tele thông thường (trái) và ống kính tele tiềm vọng trên smartphone (phải): Khoảng cách từ cảm biến tới điểm hội tụ thấu kính được kéo dài ra


Do đặc điểm của kính tiềm vọng là cần một không gian lớn, vì thế điều này đã dẫn tới một vấn đề khác là smartphone phải hi sinh độ mỏng của thân máy mới có thể đặt vừa một ống kính tele tiềm vọng.


Tại sao năm nay chưa có chiếc smartphone nào trang bị ống kính tele tiềm vọng?

Kính tiềm vọng được đánh giá là một giải pháp rất thực tế nhằm cải thiện chất lượng hình ảnh cũng như nâng cao hệ số tiêu cự của ống kính tele trên smartphone. Công nghệ này đã được sử dụng trên nhiều smartphone từ những năm 2019 như Huawei P30 Pro, OPPO Reno 10X Zoom. Xiaomi, Samsung và nhiều nhà sản xuất khác cũng ứng dụng công nghệ này trên các dòng flagship cao cấp. Thậm chí Samsung còn nâng cấp camera tiềm vọng với hệ số tiêu cự 10X trên chiếc Galaxy S21 Ultra, biến đây trở thành chiếc smartphone có khả năng zoom quang học tốt nhất trên thị trường.


-16250753427831514233426.jpeg

Galaxy S21 Ultra là chiếc smartphone có camera tele 10X "xịn xò" nhất hiện tại


Mặc dù vậy, năm 2022 đã chứng kiến nhiều smartphone cao cấp tới từ các nhà sản xuất Trung Quốc không được trang bị ống kính tele tiềm vọng, có thể kể tới như dòng Xiaomi 12 series (2X), realme GT2 Pro (không có ống kính tele), OnePlus 10 Pro (3.3X), iQOO 9 Pro (2.5X)... Đa số các mẫu smartphone mới chỉ tập trung nâng cấp camera chính hoặc camera góc siêu rộng mà thôi.


3 lý do smartphone không cần tới camera tele "tiềm vọng" - Ảnh 5.

Xiaomi 12 Pro không còn được trang bị camera tele tiềm vọng như phiên bản tiền nhiệm


Trang GizmoChina đã đưa ra top 3 lý do tại sao các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc quyết định không còn sử dụng camera tele tiềm vọng nữa.


1. Kết cấu phức tạp và tốn diện tích


Đầu tiên, như đã đề cập, để có thể trang bị cho smartphone một hệ thống kính tiềm vọng chất lượng thì buộc các nhà sản xuất phải chừa ra một phần diện tích không hề nhỏ. Kết cấu cơ học của ống kính tiềm vọng cũng rất phức tạp, đặc biệt khi kết hợp với hệ thống chống rung OIS thì nó còn phức tạp và tốn nhiều diện tích hơn nữa. Hầu hết smartphone trang bị ống kính tiềm vọng đều rất dày và nặng trên 200 gam, ảnh hưởng không nhỏ tới trải nghiệm cầm nắm của người dùng.


periscope-telephoto-lens-e.jpeg


Chưa hết, do bị phản xạ nhiều lần nên sẽ dẫn tới ánh sáng bị hao hụt trên đường đi, cảm biến đặt ngang theo chiều ngang (theo độ dày của máy) cũng sẽ hạn chế về kích cỡ, trong khi đó khẩu độ của ống kính cũng nhỏ hơn nhiều so với các ống kính thông thường, các lý do này khi kết hợp lại sẽ khiến hiệu suất thu nhận ánh sáng của cảm biến bị giảm đáng kể. Đa số các nhà sản xuất sẽ phải sử dụng thuật toán để cải thiện chất lượng ảnh.


2. Chi phí và nhu cầu sử dụng


Với hệ thống ống kính tiềm vọng phức tạp, nó cũng sẽ có giá thành đắt đỏ. Theo một quan chức của ZTE, các dòng máy trang bị chip Snapdragon 8 Gen 1 đa phần sẽ không sử dụng ống kính tele tiềm vọng nữa, nguyên nhân là bởi giá thành để trang bị hệ thống này bị độn lên rất nhiều, thậm chí còn cao hơn nữa khi kết hợp với hệ thống chống rung OIS. Chi phí trang bị một hệ thống tiềm vọng có thể còn cao hơn nhiều so với chi phí của camera chính với cảm biến kích thước lớn.


3 lý do smartphone không cần tới camera tele "tiềm vọng" - Ảnh 7.


Ngược lại, người dùng lại chẳng mấy khi sử dụng ống kính tele tiềm vọng. Không nhiều người lựa chọn một chiếc smartphone chỉ vì nó có thể zoom xa chất lượng. Mặc dù một ống kính tele tiềm vọng vẫn có giá trị thực tiễn, tuy nhiên dưới góc độ của một nhà sản xuất, nó không đáng để đầu tư.


3. Vấn đề riêng tư


Cuối cùng là vấn đề về quyền riêng tư. Với tiêu cự dài, các ống kính tele sẽ có khả năng zoom xa mà chất lượng không bị giảm quá nhiều như khi sử dụng zoom điện tử. Điều này sẽ dẫn tới các vấn đề riêng tư khi nó có thể bị lợi dụng để chụp lén từ xa. Nhiều người dùng tại Trung Quốc đã cho biết họ bị chụp lén bằng điện thoại rất nhiều, và ống kính tele tiềm vọng nghiễm nhiên lại là một công cụ đắc lực cho các kẻ biến thái.


Kết luận

Mặc dù các nhà sản xuất có thể không còn hứng thú với các ống kính tiềm vọng trên smartphone, tuy nhiên đối với một vài dòng flagship cao cấp có giá thành cao hơn hẳn, ví dụ như chiếc vivo X80 Pro+ hay Xiaomi 12 Ultra sắp được giới thiệu, ống kính tele tiềm vọng vẫn là một sự lựa chọn hàng đầu để các nhà sản xuất này có thể phô diễn sức mạnh camera, đặc biệt là trong cuộc cạnh tranh về chất lượng hình ảnh.


3 lý do smartphone không cần tới camera tele "tiềm vọng" - Ảnh 8.

Xiaomi 12 Ultra được đồn đoán sẽ vẫn trang bị ống kính tele tiềm vọng


Mức giá cao của sản phẩm sẽ có thể bù lại được một phần chi phí trang bị ống kính tiềm vọng cho smartphone. Người dùng với tâm lý bỏ ra một số tiền lớn và muốn có đầy đủ mọi tính năng thì ống kính tele tiềm vọng sẽ vẫn có những giá trị nhất định của nó.


Có thông tin cho biết iPhone 15 ra mắt trong năm sau cũng sẽ được trang bị hệ thống camera tele tiềm vọng với hệ số 5X. Và liệu Apple sẽ có thể "tái định nghĩa" lại công nghệ này trong tương lai hay không?


Tham khảo: GizmoChina


https://genk.vn/3-ly-do-smartphone-khong-can-toi-camera-tele-tiem-vong-20220123143005306.chn Lấy link







3 ly do smartphone khong can toi camera tele "tiem vong"


Mac du camera tele "tiem vong" mang toi mot su cai thien dang ke ve chat luong anh khi chup xa, tuy nhien van co nhung ly do khien day khong phai la mot cong nghe nen duoc trang bi tren smartphone.

3 lý do smartphone không cần tới camera tele "tiềm vọng"

Mặc dù camera tele "tiềm vọng" mang tới một sự cải thiện đáng kể về chất lượng ảnh khi chụp xa, tuy nhiên vẫn có những lý do khiến đây không phải là một công nghệ nên được trang bị trên smartphone.
3 lý do smartphone không cần tới camera tele tiềm vọng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: