Nghiên cứu minh oan cho sát thủ đại dương: cá mập tấn công nhầm con người do nhầm lẫn

Đối với cá mập trắng thì con người và con hải cẩu nhìn cũng như nhau.


Theo một nghiên cứu mới đây, những con cá mập trắng lớn không thể nhìn thấy sự khác biệt giữa con mồi điển hình của chúng và con người khi bơi hoặc trên ván lướt sóng, cho thấy một số vụ cá mập tấn công là do nhầm lẫn.


Các nhà nghiên cứu đã quay phim hải cẩu và con người trong nước và chỉnh sửa cảnh phim sao cho phù hợp với tầm nhìn của cá mập trắng lớn chưa trưởng thành, loài tạo mối nguy hiểm lớn nhất đối với người lướt sóng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hình dạng và chuyển động của con người trông giống như hải cẩu từ góc nhìn của cá mập.


Nghiên cứu minh oan cho sát thủ đại dương: cá mập tấn công nhầm con người do nhầm lẫn - Ảnh 1.

Cá mập trắng lớn


Nghiên cứu được công bố hôm thứ Ba (26/10) trên Tạp chí của Hiệp hội Hoàng gia, là nghiên cứu đầu tiên kiểm tra giả thuyết rằng cá mập tấn công con người vì chúng nhầm con người với con mồi.


"Cá mập trắng thường được miêu tả là 'kẻ giết người nhẫn tâm' và 'thích ăn thịt người', tuy nhiên, điều này dường như không đúng, chúng ta chỉ trông giống như thức ăn của chúng", tác giả chính của nghiên cứu Laura Ryan, một nhà sinh vật học thần kinh tại Đại học Macquarie ở Úc, cho biết.


Cá mập trắng lớn (Carcharodon carcharias) là nguyên nhân gây ra nhiều cái chết cho con người hơn bất kỳ loài cá mập nào khác và giết chết 6 người vào năm 2020, mặc dù vậy, nguy cơ con người bị cá mập cắn vẫn cực kỳ thấp, theo Hồ sơ tấn công cá mập quốc tế của Đại học Florida.


Những con cá mập này bắt đầu săn hải cẩu khi chúng dài khoảng 2,5 mét. Chúng phát triển hình ảnh tìm kiếm con mồi và kết hợp hình ảnh đó với các thông tin giác quan khác, chẳng hạn như khứu giác, để biết phải ăn gì. Theo Ryan, đó là một quá trình học tập có thể dễ mắc sai lầm.


Nghiên cứu minh oan cho sát thủ đại dương: cá mập tấn công nhầm con người do nhầm lẫn - Ảnh 2.

Cá mập trắng thường tấn công hải cẩu từ dưới lên


Cá mập trắng lớn thiếu thị lực màu sắc và không thể nhìn thấy các chi tiết tốt như cách mắt người có thể nhìn. Các nhà nghiên cứu đã xử lý các video họ quay để phản ánh cách võng mạc của cá mập phát hiện chuyển động và hình dạng của hải cẩu, đồng thời so sánh chuyển động đó với con người khi bơi và bơi trên ván lướt sóng. Bao gồm một ván lướt sóng dài; 2,83 m x 0,58 m, và một ván lướt sóng ngắn; 1,77 m x 0,5 m. Họ kết luận rằng không có khác biệt về mặt trực quan đối với một con cá mập trắng lớn đang bơi bên dưới.


Nghiên cứu minh oan cho sát thủ đại dương: cá mập tấn công nhầm con người do nhầm lẫn - Ảnh 3.

Hình ảnh cho thấy cá mập trắng không thể phân biệt giữa con người và hải cẩu


Ryan nói: “Tôi biết sẽ có một số điểm tương đồng nhưng không nghĩ là đến mức này. Cụ thể, tôi nghĩ rằng những người bơi lội có thể sẽ không trông giống như hải cẩu bằng một người lướt sóng, vì họ thường không phải nạn nhân của nhiều vụ cá mập cắn. Tuy nhiên, sự thật là cũng khó phân biệt được đâu là hải cẩu và đâu là người bơi."


Những người lướt ván dài ít giống với hải cẩu hơn, cho thấy có một số khác biệt nhỏ trong cách cá mập trắng có thể cảm nhận hình dạng của ván lướt ván dài so với ván lướt ván ngắn và người bơi lội. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không biết điều đó được phản ánh như thế nào trong hành vi của cá mập vì nó cũng cắn con người trên ván dài, Ryan nói.


Nghiên cứu mới chỉ áp dụng cho cá mập trắng lớn, và có những loài cá mập khác, chẳng hạn như cá mập bò và cá mập hổ, đôi khi cũng cắn người. Hơn nữa, những con cá mập trắng lớn trưởng thành đôi khi cũng cắn con người và khi chúng lớn hơn, trở thành những thợ săn có kinh nghiệm hơn, chúng có thể mắc ít lỗi hơn, theo Ryan. Nói cách khác, không phải tất cả các lần cá mập cắn người đều là do nhầm lẫn.


Nghiên cứu minh oan cho sát thủ đại dương: cá mập tấn công nhầm con người do nhầm lẫn - Ảnh 4.

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), cá mập trắng lớn rất dễ bị tuyệt chủng và con người cố tình giết chúng như một phần của chương trình bảo vệ bãi biển ở Úc và Nam Phi, mặc dù đôi khi cá mập cũng bị bắt và thả sống, theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).


Theo Ryan, việc không biết chính xác lý do tại sao cá mập tấn công con người lại khiến dư luận lo ngại và dẫn đến việc con người đưa ra các biện pháp nhằm giảm số lượng cá mập, điều này cũng có tác hại đối với các sinh vật biển khác.


Là loài săn mồi, cá mập đóng một vai trò quan trọng trong một loạt các môi trường sống ở biển. Cá mập duy trì quần thể cá khỏe mạnh bằng cách loại bỏ những cá thể bệnh và ốm yếu; chúng giúp bảo tồn sự cân bằng của đa dạng các loài trong môi trường sống của chúng; và chúng cân bằng sự sản xuất oxy bằng cách ăn cá tiêu thụ sinh vật phù du tạo oxy.


Ryan hy vọng rằng sự hiểu biết nhiều hơn về lý do tại sao cá mập cắn người sẽ dẫn đến các giải pháp cải tiến để ngăn chặn các cuộc tấn công của cá mập mà không gây hại cho sinh vật biển.


Tham khảo: LiveScience



Lấy link







Nghien cuu minh oan cho sat thu dai duong: ca map tan cong nham con nguoi do nham lan


Doi voi ca map trang thi con nguoi va con hai cau nhin cung nhu nhau.

Nghiên cứu minh oan cho sát thủ đại dương: cá mập tấn công nhầm con người do nhầm lẫn

Đối với cá mập trắng thì con người và con hải cẩu nhìn cũng như nhau.
Nghiên cứu minh oan cho sát thủ đại dương: cá mập tấn công nhầm con người do nhầm lẫn
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: