Đây là lời giải thích thuyết phục nhất: Tại sao gấu trúc có lông vừa đen vừa trắng?

Trong hàng trăm loài động vật có vú sống trên cạn, chúng ta chỉ tìm được 3 loài có màu lông đen trắng kết hợp là ngựa vằn, chồn hôi và gấu trúc.


Trong số 39 phân loài gấu có mặt trên Trái Đất, hầu hết đều sở hữu màu lông đen, xám hoặc nâu đồng nhất. Chỉ có gấu Bắc Cực sở hữu màu lông trắng khác biệt hẳn, vì chúng sống trong môi trường băng tuyết lạnh giá.


Nhưng còn gấu trúc thì sao? Chúng thậm chí còn đứng hẳn ra khỏi hàng ngũ vì có bộ lông nửa nọ nửa kia rất dễ nhận biết. Nhưng một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature lại bất ngờ cho thấy: Chính bộ lông đen trắng của gấu trúc là thứ đang giúp chúng ngụy trang vô cùng hiệu quả trước kẻ thù.


Vậy rốt cuộc, gấu trúc có thể che giấu bản thân to béo và loang lổ của chúng như thế nào?


Đây là lời giải thích thuyết phục nhất: Tại sao gấu trúc có lông vừa đen vừa trắng? - Ảnh 1.

Nếu bạn thấy trong bức ảnh trên, màu lông của những con gấu trúc thật nổi bật và không bao giờ có thể ngụy trang nổi thì đúng, nhưng đó là bởi chúng đang ngồi trên một bãi cỏ trong công viên. Môi trường sống ngoài tự nhiên của gấu trúc không chứa các cảnh quan yên bình như thế này.


Thay vào đó, chúng luôn phải lẩn trốn các kẻ thù săn mồi nguy hiểm như hổ, báo hoa mai và chó đốm. Đặc biệt, gấu trúc con rất dễ bị tấn công và không có khả năng tự vệ.


Vào mùa hè, chúng phải lặn lội kiếm ăn trong các khu rừng sáng tối loang lổ và có độ tương phản rất mạnh. Chẳng hạn như bóng râm trong rừng tre mà gấu trúc thường tới khá tối, còn những khu vực được chiếu sáng như tán lá hay ánh nắng lọt xuống mặt đất lại rất sáng.


Vào mùa đông, gấu trúc sẽ phải đi giữa những tảng đá có màu tối và trèo qua tuyết có màu sáng. Màu lông lúc này trở thành lợi thế hai trong một của chúng:


"Phần lông màu đen của gấu trúc hòa vào các sắc thái tối của môi trường cũng như thân cây, trong khi phần lông trắng hòa trộn vào các tán lá sáng và tuyết nếu có. Các tông màu trung gian phù hợp với đá và mặt đất", các tác giả nghiên cứu viết.


Khác với các loài gấu ăn thịt và ngủ đông khác, gấu trúc ăn một chế độ ăn dựa chủ yếu trên thực vật nên chúng không có calo dự trữ và phải hoạt động cả trong mùa đông. Lúc này, các mảng lông trắng và đen sẽ giúp chúng dung hòa và ẩn mình hiệu quả trong tất cả các mùa của năm.


Để tiếp tục chứng minh độ tương phản mạnh của màu lông gấu trúc thực chất giúp chúng ẩn mình rất tốt, các nhà khoa học đã lấy các bức ảnh chụp gấu trúc trong tự nhiên và đưa nó vào một thuật toán giả lập tầm nhìn của các loài chó (đại diện cho chó đốm ăn thịt gấu trúc), mèo (đại diện cho các loài mèo lớn là hổ và báo hoa mai) cũng như con người trong từng điều kiện khác nhau.


Kết quả là bức ảnh dưới đây, bạn có thể nhìn thấy con gấu trúc ở đâu không?


Đây là lời giải thích thuyết phục nhất: Tại sao gấu trúc có lông vừa đen vừa trắng? - Ảnh 2.

Nghiên cứu mới cuối cùng đã "lật tẩy một huyền thoại cho rằng màu sắc của gấu trúc khiến chúng trở nên nổi bật trong môi trường tự nhiên", các nhà nghiên cứu cho biết. "Đó là một quan niệm sai lầm phổ biến".


"Chúng tôi đã chứng minh được rằng màu đen trắng mang tính biểu tượng của gấu trúc khổng lồ rất khó bị nhận diện trong môi trường tự nhiên của chúng. Hơn nữa, màu sắc loang lổ của gấu trúc cũng phụ thuộc vào khoảng cách mà chúng được nhìn thấy".


Các nhà khoa học phát hiện rằng trên một khoảng cách càng xa, ranh giới giữa màu trắng và đen của gấu trúc càng bị xóa nhòa. Những đường viền thậm chí còn giúp chúng hòa trộn hơn vào với cảnh quan tương phản.


"Có vẻ như việc chúng ta thấy những con gấu trúc xuất hiện rất nổi bật chỉ vì chúng ta đang thấy chúng ở một khoảng cách ngắn và trong một khung cảnh nền kỳ quặc:


Chúng ta thường chỉ nhìn thấy chúng trong ảnh hoặc ở sở thú. Đó hầu như luôn là ở khoảng cận cảnh và thường dựa trên bối cảnh không phản ánh môi trường sống tự nhiên của gấu trúc", Nick Scott-Samuel, một giáo sư đến từ Trường Khoa học Tâm lý Bristol cho biết.


"Từ góc nhìn của một kẻ săn mồi thực tế hơn, gấu trúc thực sự được ngụy trang khá tốt".


Đây là lời giải thích thuyết phục nhất: Tại sao gấu trúc có lông vừa đen vừa trắng? - Ảnh 3.

Trong tất cả hàng trăm loài động vật có vú sống trên cạn, các nhà khoa học chỉ tìm được 3 loài có màu lông đen trắng kết hợp là ngựa vằn, chồn hôi và gấu trúc. Khi đối mặt với kẻ thù tự nhiên, các loài động vật thường sử dụng hai chiến lược chính liên quan đến vẻ ngoài của chúng.


Một nhóm các loài động vật sử dụng ngoại hình để ngụy trang, trong khi số còn lại phát triển một vẻ ngoài sặc sỡ và nổi bật để cảnh báo rằng chúng là một loài động vật nguy hiểm hoặc có độc. Theo nghiên cứu trên Nature, gấu trúc nằm ở giữa quang phổ của hai nhóm này.


Ngoài ra, một số nghiên cứu trước đây cho thấy các mảng màu trắng đen của gấu trúc cũng có thể đóng vai trò như một dấu hiệu cho phép đồng loại của chúng phát hiện ra nhau.


Các vòng tròn đen quanh mắt của gấu trúc được cho là giúp chúng tránh bị chói nắng. Trong khi đôi tai đen cử động trên nền mặt trắng là một đặc điểm để thể hiện sự hiếu chiến khi buộc phải đối mặt với kẻ thù.


Một giả thuyết ít được ủng hộ hơn là gấu trúc có màu lông loang lổ để quản lý nhiệt độ cơ thể, bởi màu đen được cho là hấp thụ nhiều nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời hơn. Trong khi, lông màu trắng sẽ phản xạ ánh nắng và giúp chúng hạ nhiệt.


Tham khảo ,


Lấy link







Day la loi giai thich thuyet phuc nhat: Tai sao gau truc co long vua den vua trang?


Trong hang tram loai dong vat co vu song tren can, chung ta chi tim duoc 3 loai co mau long den trang ket hop la ngua van, chon hoi va gau truc.

Đây là lời giải thích thuyết phục nhất: Tại sao gấu trúc có lông vừa đen vừa trắng?

Trong hàng trăm loài động vật có vú sống trên cạn, chúng ta chỉ tìm được 3 loài có màu lông đen trắng kết hợp là ngựa vằn, chồn hôi và gấu trúc.
Đây là lời giải thích thuyết phục nhất: Tại sao gấu trúc có lông vừa đen vừa trắng?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: