Một tựa game ở góc nhìn thứ hai, nếu thực sự tồn tại, có lẽ sẽ “dị” và khó chơi thế này đây

Game thủ đã quá quen thuộc với những trải nghiệm ở góc nhìn thứ nhất và góc nhìn thứ ba trong lĩnh vực gaming, nhưng với góc nhìn thứ hai thì sao?


Góc nhìn là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trải nghiệm video game (trò chơi điện tử). Và với đa số các tựa game 3D, đặc biệt là thể loại bắn súng hay nhập vai, người chơi thường được điều khiển nhân vật thông qua 2 góc nhìn phổ biến: Góc nhìn thứ nhất (first-person perspective) và góc nhìn thứ ba (third-person perspective). Một số tựa game thậm chí còn cho phép game thủ lựa chọn góc nhìn phù hợp, tùy theo sở thích trước khi “vào việc”, hoặc thay đổi qua lại linh hoạt giữa 2 loại góc nhìn này ngay khi trò chơi đang diễn ra.


Một tựa game ở góc nhìn thứ hai, nếu thực sự tồn tại, có lẽ sẽ “dị” và khó chơi thế này đây - Ảnh 1.

Góc nhìn thứ nhất (phải) và góc nhìn thứ ba sẽ mang đến những trải nghiệm gaming khác nhau.


Với góc nhìn thứ nhất, người chơi sẽ trải nghiệm game thông qua đôi mắt của nhân vật chính. Họ thực sự được nhập vai một cách đúng nghĩa, mang đến cảm xúc chân thật và hồi hộp hơn rất nhiều. Đối chiếu với lĩnh vực văn học, góc nhìn này tương tự như các tác phẩm viết ở ngôi thứ nhất, khi tác giả hóa thân thành nhân vật và xưng “tôi” xuyên suốt câu chuyện. Với cách viết đó, nội tâm của nhân vật sẽ được khai thác sâu hơn, bộc lộ rõ ràng và chi tiết hơn rất nhiều.


Đổi lại, vì chỉ giới hạn bản thân trong 1 nhân vật duy nhất, họ khó có thể bao quát toàn bộ diễn biến cốt truyện và không thể kể chuyện 1 cách khách quan nhất. Trong gaming, khi trải nghiệm ở góc nhìn thứ nhất, người chơi sẽ gặp phải hạn chế trong quá trình quan sát xung quanh, đặc biệt là không gian ở phía sau lưng hay những nơi bị vật cản che khuất tầm nhìn.


Một tựa game ở góc nhìn thứ hai, nếu thực sự tồn tại, có lẽ sẽ “dị” và khó chơi thế này đây - Ảnh 2.

Game thủ sẽ được nhập vai đúng nghĩa khi chơi ở góc nhìn thứ nhất, nhưng lại gặp phải hạn chế trong việc quan sát môi trường xung quanh.


Với góc nhìn thứ ba, game thủ đóng vai trò như 1 người quan sát, có thể nhìn thấy toàn bộ cơ thể và hành động của nhân vật chính (thường là từ phía sau lưng). Ngoài ra, tầm nhìn của họ trong môi trường của game cũng rộng hơn, bao quát hơn, dễ dàng phát hiện ra những bí mật hay kẻ thù xung quanh hơn.


Tương tự, trong văn học cũng có lối hành văn ở ngôi thứ ba, và lúc này tác giả sẽ được trao cho vai trò 1 người kể chuyện đúng nghĩa. Mặc dù khó có thể đi sâu vào nội tâm của từng nhân vật, nhưng góc nhìn này lại cho phép người viết có thể tùy ý sắp xếp mạch truyện, tùy ý thay đổi giữa các câu chuyện của nhiều nhân vật khác nhau một cách linh hoạt.


Một tựa game ở góc nhìn thứ hai, nếu thực sự tồn tại, có lẽ sẽ “dị” và khó chơi thế này đây - Ảnh 3.

Ở góc nhìn thứ ba, game thủ có thể bao quát môi trường xung quanh hơn, nhưng trải nghiệm nhập vai lại không được chân thực cho lắm.


Tuy nhiên, sự tồn tại của 2 loại góc nhìn trên đây lại đặt ra 1 câu hỏi: Liệu 1 tựa game ở góc nhìn thứ 2 sẽ trông như thế nào? Người chơi sẽ đóng vai nhân vật hay người kể chuyện? Trên thực tế, vấn đề này đã từng “náo loạn” đủ các diễn đàn gaming lớn nhỏ trên Internet từ nhiều năm trước rồi, nhưng không ai có thể đưa ra định nghĩa chính xác nhất.


Để hiểu rõ vấn đề hơn, chúng ta lại tiếp tục liên hệ với lĩnh vực văn học. Các tác phẩm viết ở “góc nhìn thứ hai” thực sự có tồn tại, nhưng không dễ để nhận dạng chúng và tính chất của chúng cũng hơi đặc biệt 1 chút. Nếu ở ngôi thứ nhất, đại từ nhân xưng thường sử dụng là “tôi”; còn ở ngôi thứ ba, đại từ nhân xưng thường sử dụng là “anh ấy, cô ấy, họ…”; thì ngôi thứ hai lại dùng “bạn” - ám chỉ chính người đọc. Góc nhìn thứ hai ít khi được dùng trong văn tự sự hay kể chuyện. Thay vào đó, bạn sẽ thường bắt gặp lối viết này trong các bảng chỉ dẫn, hướng dẫn.


Một tựa game ở góc nhìn thứ hai, nếu thực sự tồn tại, có lẽ sẽ “dị” và khó chơi thế này đây - Ảnh 4.

Nếu góc nhìn thứ hai thực sự tồn tại trong gaming, trông nó sẽ như thế nào?


Trở lại với gaming, nếu 1 tựa game góc nhìn thứ hai có tồn tại, thì về mặt lý thuyết, nó sẽ diễn ra như thế này: Bạn được phép điều khiển nhân vật chính nhưng lại không được nhập vai nhân vật này! Màn hình của bạn sẽ hiển thị ở góc nhìn thứ nhất, nhưng bạn lại được nhìn thấy toàn bộ hành động, cơ thể của nhân vật mà bạn đang điều khiển. Nói cách khác, bạn có thể chứng kiến chính mình trong game.


Để hình dung rõ hơn về loại góc nhìn cực dị này, mời bạn cùng xem đoạn video dưới đây của YouTuber Nick Robinson. Trong quá trình trải nghiệm tựa game Driver: San Francisco, Robinson đã phát hiện ra 1 nhiệm vụ có góc nhìn rất lạ khi người chơi phải truy đuổi chính mình. Như đã nêu trên, hình ảnh hiển thị trên màn hình là ở góc nhìn thứ nhất, nhưng là nhân vật do máy tính điều khiển. Trong khi đó, Robinson lại phải điều khiển nhân vật chạy ở phía trước, giống như đang chơi game ở góc nhìn thứ ba. Chính điều đó đã khiến anh phải đi đến kết luận rằng nếu 1 tựa game được thiết kế ở góc nhìn thứ 2, có lẽ trông nó sẽ giống như thế này:


[Vietsub] Nếu góc nhìn thứ 2 trong gaming thực sự có tồn tại thì có lẽ đây sẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy loại góc nhìn này "dị" và khó chơi đến mức nào.


Lấy link







Mot tua game o goc nhin thu hai, neu thuc su ton tai, co le se “di” va kho choi the nay day


Game thu da qua quen thuoc voi nhung trai nghiem o goc nhin thu nhat va goc nhin thu ba trong linh vuc gaming, nhung voi goc nhin thu hai thi sao?

Một tựa game ở góc nhìn thứ hai, nếu thực sự tồn tại, có lẽ sẽ “dị” và khó chơi thế này đây

Game thủ đã quá quen thuộc với những trải nghiệm ở góc nhìn thứ nhất và góc nhìn thứ ba trong lĩnh vực gaming, nhưng với góc nhìn thứ hai thì sao?
Một tựa game ở góc nhìn thứ hai, nếu thực sự tồn tại, có lẽ sẽ “dị” và khó chơi thế này đây
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: