Tôi đã dùng qua đủ loại tai nghe chống ồn không dây và đây là review ưu nhược từng loại

Từ Sony,Samsung, JBL đến Huawei, hãng nào cũng có tai nghe chống ồn chất lượng, nhưng chọn loại nào cho hợp gu thì đây là cẩm nang hướng dẫn dành cho bạn.


Vài năm qua khi xu hướng tai nghe không dây chống ồn bắt đầu nổi lên, tôi đã có dịp dùng khá nhiều model phổ biến từ Sony, Samsung, Apple, JBL, Huawei… Đến nay, hầu hết các dòng tai nghe này, từ giá rẻ đến cao cấp đều cho trải nghiệm tốt trở lên. Nhưng, mỗi loại lại có ưu nhược điểm khác nhau và chọn được đúng loại hợp gu nhất lại không phải dễ dàng.


Tôi đã dùng qua đủ loại tai nghe chống ồn không dây và đây là review ưu nhược từng loại - Ảnh 1.

Loại nào cũng có ưu nhược điểm riêng, vậy nên chọn thế nào cho "chuẩn gu"?


Sony WF-1000XM3


Mẫu tai nghe này đã ra mắt cách đây 2 năm nhưng hiện vẫn được bán rộng rãi với mức giá chỉ khoảng hơn 3 triệu đồng. Ưu điểm lớn nhất của WF-1000XM3 là chất âm “mềm mại” rất dễ chịu, phù hợp nhiều thể loại nhạc; thời lượng pin tốt, lên tới hơn 30 tiếng nếu tắt chống ồn và kết hợp với hộp sạc.


Tôi đã dùng qua đủ loại tai nghe chống ồn không dây và đây là review ưu nhược từng loại - Ảnh 2.

Điểm trừ lớn nhất là kích thước quá lớn, từ hộp sạc đến hai củ tai. Bạn nào tai nhỏ gần như không đeo được vì rất dễ rơi, cảm giác không thoải mái. Ngoài ra, khả năng chống ồn so với các tai nghe khác cùng tầm giá hiện nay đã thua kém một chút và hệ thống micro chất lượng hơi thấp, không phù hợp với ai cần gọi thoại, video call thường xuyên.


Sony WF-1000XM4


Bản nâng cấp sau 2 năm đã loại bỏ gần hết nhược điểm của thế hệ cũ. WF-1000XM4 giờ nhỏ gọn hơn, đeo chắc tai hơn, hộp sạc bé xíu và khả năng chống ồn tốt nhất nhì thị trường hiện nay, vượt xa những AirPods Pro hay Galaxy Buds Pro.


Tôi đã dùng qua đủ loại tai nghe chống ồn không dây và đây là review ưu nhược từng loại - Ảnh 4.

Thời lượng pin cũng là điểm cộng lớn, có thể dùng được 8 giờ liên tiếp cho 1 lần sạc khi bật chống ồn, kết hợp với hộp sạc lên tới 24 giờ.


Tuy nhiên, chất âm của mẫu tai này thay đổi quá nhiều, tối hơn, thiên bass và cắt rất nhiều treble. Cá nhân tôi đánh giá không cao nhưng cũng có nhiều người đã dùng và thấy ưng ý.


Samsung Galaxy Buds Pro


Mẫu tai nghe cao cấp nhất của Samsung giờ giá đã giảm còn khoảng 3 triệu nên cực kì đáng mua. Điểm cộng của nó là thiết kế nhỏ gọn, đeo khá thoải mái, thời lượng pin lâu, chống ồn tốt và có nhiều tính năng hay nếu dùng với điện thoại, máy tính bảng Samsung dòng cao cấp.


Tôi đã dùng qua đủ loại tai nghe chống ồn không dây và đây là review ưu nhược từng loại - Ảnh 6.

Tuy nhiên, sau vài tháng sử dụng, tôi thấy nó có vài lỗi vặt khá khó chịu như nút tai lỏng lẻo dễ tuột, bề mặt cảm ứng quá nhạy, chỉ chỉnh vị trí hay tháo ra/lắp vào tai thôi cũng “dính”. Ngoài ra, chất lượng âm thanh chỉ ở mức ổn mà các tùy chỉnh equaliser lại không linh động lắm.


Samsung Galaxy Buds2


Mẫu tai nghe này vừa mới lên kệ, tôi cũng mới chỉ dùng được vài ngày nhưng thấy rất “ưng cái bụng”. Chất âm đã được cải thiện đáng kể so với Buds Pro, nghe mềm, êm tai và cân đối hơn, không còn chút V-shape nào.


Tôi đã dùng qua đủ loại tai nghe chống ồn không dây và đây là review ưu nhược từng loại - Ảnh 8.

Điểm cộng lớn hơn nữa là cảm giác đeo cực kì thoải mái, xứng đáng điểm 10 nhờ thích thước nhỏ, thiết kế ống tai thon dài và bề mặt cong tròn vừa khít. Kể cả nằm nghiêng ốp tai lên gối cũng không thấy vướng.


Dù vậy, khả năng chống ồn của mẫu tai này đã bị ghìm lại khá nhiều, chỉ tập trung vào phần âm trầm như tiếng quạt, xe cộ trên đường và để lọt qua rất nhiều tiếng ồn của người nói, bàn phím gõ lách cách.


Thời lượng pin cũng đã giảm nhẹ nhưng không đáng kể, vẫn có thể dùng thoải mái hàng ngày, vài tính năng cao cấp từ Buds Pro bị cắt giảm và củ tai vừa nhỏ vừa trơn khá dễ rơi rớt.


JBL Live Pro+


Mẫu tai nghe này không nổi tiếng lắm nhưng vẫn khá đáng chú ý ở phân khúc dưới 3 triệu. Về cơ bản, nó có đủ các tính năng cần thiết nhất của một cặp tai nghe không dây cao cấp: Thiết kế nhỏ gọn với cuống tai, dễ đeo, không gây khó chịu; khả năng chống ồn rất tốt (ở chế độ Active), có xuyên âm; thời lượng pin lâu, có cả sạc nhanh lẫn sạc không dây.


Tôi đã dùng qua đủ loại tai nghe chống ồn không dây và đây là review ưu nhược từng loại - Ảnh 10.

Điểm trừ nhỏ đối với tôi là chất lượng âm thanh chưa được ổn hẳn so với nhiều tai nghe cùng tầm, ví dụ như Galaxy Buds2. Dù có chỉnh lại trong ứng dụng điều khiển thì cũng chỉ đạt khoảng 7/10 mà thôi.


Huawei Freebuds 4i


Mẫu tai nghe này giá chỉ khoảng 1.5 triệu nhưng tôi khá bất ngờ về chất lượng mà nó đem lại. Khả năng chống ồn không hề tệ, kém 1 chút xíu so với dòng cao cấp hơn tầm 3 - 4 triệu. Chất âm êm ái vừa phải, dễ nghe hợp với các thể loại nhạc nhẹ, nhạc Pop nhưng bass hơi “hiền” lại không có app để chỉnh Equalizer cho vừa ý.


Tôi đã dùng qua đủ loại tai nghe chống ồn không dây và đây là review ưu nhược từng loại - Ảnh 12.

Ngoài ra, thời lượng pin của Freebuds 4i cũng rất ổn, thiết kế gọn nhẹ, dễ đeo nhưng có thể hơi cấn tai một chút. Dùng với điện thoại Huawei đời mới còn hiện pop-up khi mới kết nối chẳng khác gì AirPods với iPhone.


Lấy link







Toi da dung qua du loai tai nghe chong on khong day va day la review uu nhuoc tung loai


Tu Sony,Samsung, JBL den Huawei, hang nao cung co tai nghe chong on chat luong, nhung chon loai nao cho hop gu thi day la cam nang huong dan danh cho ban.

Tôi đã dùng qua đủ loại tai nghe chống ồn không dây và đây là review ưu nhược từng loại

Từ Sony,Samsung, JBL đến Huawei, hãng nào cũng có tai nghe chống ồn chất lượng, nhưng chọn loại nào cho hợp gu thì đây là cẩm nang hướng dẫn dành cho bạn.
Tôi đã dùng qua đủ loại tai nghe chống ồn không dây và đây là review ưu nhược từng loại
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: