Kinh tế số sẽ chiếm 25% GRDP của TP.HCM vào năm 2025

Một mục tiêu cơ bản của Chương trình chuyển đổi số TP.HCM mới được phê duyệt là kinh tế số chiếm 25% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn – PV), năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.


TP.HCM trở thành đô thị thông minh vào năm 2030


Quyết định 2393 phê duyệt chương trình chuyển đổi số của TP.HCM vừa được UBND thành phố ban hành. Chương trình xác định tầm nhìn đến năm 2030 TP.HCM trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, của các doanh nghiệp số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số.


Mục tiêu tổng quát về chuyển đổi số của TP.HCM là phát triển chính quyền số, kinh tế số, chuyển đổi số trong các ngành với tinh thần “Là đầu tàu kinh tế của cả nước, đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới. Phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ khoa học – công nghệ, phong trào đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động, là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất cả nước, đi đầu trong việc tận dụng các cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển mạnh kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn. Khuyến khích, hỗ trợ để hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh cao ở khu vực.Thực hiện tăng trưởng xanh”.


Kinh tế số sẽ chiếm 25% GRDP của TP.HCM vào năm 2025
TP.HCM đặt mục tiêu đưa tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 60% vào năm 2025. (Ảnh minh họa)

Các mục tiêu cơ bản của chương trình chuyển đổi số TP.HCM đến năm 2025 gồm có: 100% dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa TP.HCM được xác thực điện tử;


40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống chính quyền điện tử thành phố được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất từ hệ thống trung ương; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo DVCTT mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai DVCTT mức độ 3, 4; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.


Cùng với đó, đến năm 2025, 60% các hệ thống thông tin của các sở, ngành, quận, huyện có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu, thông tin của người dân và doanh nghiệp đã được số hóa, lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu thành phố không phải cung cấp lại;


90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật); 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo thành phố và kết nối hệ thống báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.


Triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ đến UBND cấp tỉnh, cấp huyện; đến cuối năm 2025 phấn đấu 100% cấp tỉnh và 80% cấp huyện thực hiện họp thông qua hệ thống tại các cuộc họp của UBND. Kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở được kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia để phục vụ phát triển chính quyền số, phục vụ nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.


Chương trình chuyển đổi số TP.HCM còn hướng tới mục tiêu đến năm 2025 thành phố thuộc nhóm 5 địa phương đứng đầu về Chính phủ điện tử; kinh tế số chiếm 25% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.


Cũng đến năm 2025, TP.HCM thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu về CNTT (DI), nhóm 3 về chỉ số cạnh tranh (GCI), nhóm 2 về đổi mới sáng tạo (GII), nhóm 3 về an toàn, an ninh mạng (GCI); Hạ tầng băng thông rộng phủ trên 95% hộ gia đình, 100% xã; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 60%.


Chuyển đổi số trong 10 ngành, lĩnh vực tại TP.HCM


Trong chương trình mới phê duyệt, UBND TP.HCM xác định rõ các nhóm nhiệm vụ và giải pháp chuyển đổi số của thành phố. Bên cạnh các nhiệm vụ và giải pháp chung gồm Đổi mới tư duy và thống nhất nhận thức về chuyển đổi số; Phát triển hạ tầng số; Phát triển nền tảng số; Đảm bảo an toàn, an ninh, thời gian tới TP.HCM sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ và giải pháp xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số.


Cụ thể, về đổi mới tư duy và thống nhất nhận thức về chuyển đổi số, TP.HCM sẽ tổ chức các khóa đào tạo, giới thiệu kiến thức cơ bản về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Tổ chức các khóa học, trao đổi về chuyển đổi số với doanh nghiệp, trước hết là những người chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, chủ yếu trả lời câu hỏi làm sao để chuyển đổi số; Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp cùng góp ý, giám sát và sử dụng các dịch vụ, tiện ích do chuyển đổi số mang lại…


Đối với nhiệm vụ đảm bảo an toàn, an ninh mạng, TP.HCM tập trung: Xây dựng các quy định về tính riêng tư và nhạy cảm đổi với các thông tin liên quan đến cá nhân để mã hóa và bảo vệ khi lưu trữ và che giấu khi cần chia sẻ với các bên liên quan khác; Xây dựng các chính sách và quy định về vai trò và quyền khi truy cập dữ liệu ở các mức độ khác nhau; Xây dựng các yêu cầu liên quan đến nhân sự có tương tác với dữ liệu nhạy cảm.


Đồng thời, triển khai các chương trình nâng cao nhận thức về an ninh, an toàn thông tin và tính riêng tư đến các cán bộ, nhân viên trong cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp chuyển đổi số; Nghiên cứu xây dựng các quy định đối với một số lĩnh vực cần đánh giá về mức độ an ninh, an toàn thông tin từ đơn vị thứ ba theo định kỳ hàng năm…


Kinh tế số sẽ chiếm 25% GRDP của TP.HCM vào năm 2025
Giao thông vận tải là 1 trong 10 ngành, lĩnh vực được Chương trình chuyển đổi số TP.HCM vạch rõ các nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai (Ảnh minh họa)

Chương trình chuyển đổi số của TP.HCM còn vạch ra mục tiêu và các nhiệm vụ để thực hiện chuyển đổi số 10 ngành, lĩnh vực gồm: y tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài chính – ngân hàng, du lịch, nông nghiệp, logistics, môi trường, năng lượng, đào tạo nhân lực.


M.T









Kinh te so se chiem 25% GRDP cua TP.HCM vao nam 2025


Mot muc tieu co ban cua Chuong trinh chuyen doi so TP.HCM moi duoc phe duyet la kinh te so chiem 25% GRDP (tong san pham tren dia ban – PV), nang suat lao dong hang nam tang toi thieu 7%.

Kinh tế số sẽ chiếm 25% GRDP của TP.HCM vào năm 2025

Một mục tiêu cơ bản của Chương trình chuyển đổi số TP.HCM mới được phê duyệt là kinh tế số chiếm 25% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn – PV), năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.
Kinh tế số sẽ chiếm 25% GRDP của TP.HCM vào năm 2025
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: