BioNTech đã đưa 11 vắc-xin mRNA chữa ung thư tiến tới thử nghiệm trên người

Đó có thể là hi vọng cho những bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối thậm chí đã di căn.


Sau thành công vang dội của vắc-xin COVID-19 dựa trên công nghệ mRNA, công ty công nghệ sinh học Đức BioNTech đang chuyển hướng phát triển của mình sang những loại vắc-xin mRNA mới, dành cho các căn bệnh ung thư.


Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine, vắc-xin có tên mã là SAR441000 (BNT131) của BioNTech đã trải qua các thử nghiệm thành công trên chuột và đang được tiến hành thử nghiệm trên 231 bệnh nhân ung thư có khối u di căn.


Đây là một phần giai đoạn I thử nghiệm lâm sàng trên người nhằm đảm bảo loại vắc-xin ung thư này an toàn. Các nhà khoa học cũng sẽ đánh giá thêm khả năng sinh miễn dịch của nó – một yếu tố bước đầu xác định nó có hiệu quả trong việc chống lại các khối u ung thư hay không.


BioNTech đã đưa 11 vắc-xin mRNA chữa ung thư tiến tới thử nghiệm trên người - Ảnh 1.

Theo trang web công bố các thử nghiệm lâm sàng của BioNTech, BNT131 là một trong 11 ứng cử viên vắc-xin đang được họ thử nghiệm trên người bệnh ung thư. Giống với vắc-xin COVID-19, NT131 cũng sử dụng mRNA để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể tạo ra một protein đặc biệt. Trong trường hợp này là các protein gọi là cytokine, trước đây được biết đến với tác dụng chống khối u.


Cytokine vốn được tạo ra tự nhiên trong cơ thể. Nhưng vắc-xin BNT131 nhắm đến việc bổ sung chúng tại các vị trí mà các khối u ung thư xuất hiện. Các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy việc này có thể giúp thu nhỏ, thậm chí tiêu diệt hoàn toàn khối u ung thư.


Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản nếu chỉ nói đến chuyện tiêm cytokine vào khu vực mong muốn. Đó là bởi cytokine có thời gian bán hủy rất ngắn - chúng phân hủy trong cơ thể nhanh chóng như một biện pháp để ngăn chặn độc tính, và do đó, các phương pháp điều trị trước đây yêu cầu cytokine phải được sử dụng liên tục.


Thật không may, việc truyền protein này vào cơ thể như vậy có thể gây ra độc tính, tạo ra rất nhiều tác dụng phụ và ngăn chặn cytokine được sử dụng như một liệu pháp điều trị ung thư cơ bản giống như hóa trị.


BioNTech đã đưa 11 vắc-xin mRNA chữa ung thư tiến tới thử nghiệm trên người - Ảnh 2.

Để khắc phục các hạn chế kể trên, các nhà khoa học tại BioNTech đã nghĩ ra một cách. Họ chèn một hỗn hợp gồm 4 mRNA mã hóa cytokine trực tiếp vào khối u. Điều này giúp các tế bào tạo ra được cytokine với số lượng lớn, đủ để chống lại sự quá sản của các tế bào ung thư, kể cả tế bào di căn.


Trong một thử nghiệm mà BioNTech hợp tác với hãng dược phẩm Sanofi, liệu pháp mRNA này đã có tác dụng trên 20 con chuột mắc ung thư da hắc tố, 17 con chuột đã sản xuất đủ cytokine để tiêu diệt toàn bộ các khối u trong vòng 40 ngày.


Thử nghiệm sau đó tiếp tục được thực hiện trên chuột mắc khối u ác tính (melanomas) và ung thư phổi. Các mũi tiêm mRNA lần này mặc dù không thể giúp những con chuột khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng đã giúp chúng thu nhỏ đáng kể khối u và hạn chế di căn.


Các thí nghiệm cho thấy rằng liệu pháp mRNA mới có hiệu quả chống lại các khối u nhắm mục tiêu và bất kỳ khối u thứ cấp nào phát sinh từ đó. Nó cũng chứng minh liệu pháp này đủ an toàn, những con chuột không thể hiện bất kỳ tác dụng phụ nào thường thấy với liệu pháp cytokine tiêu chuẩn.


BioNTech đã đưa 11 vắc-xin mRNA chữa ung thư tiến tới thử nghiệm trên người - Ảnh 3.

Dựa trên thành công trên chuột, các nhà nghiên cứu tại BioNTech đã nhanh chóng chuyển sang thử nghiệm trên người. Báo cáo trên tạp chí Science Translational Medicine, BioNTech cho biết ít nhất 17 tình nguyện viên đầu tiên trong số 231 bệnh nhân mắc ung thư di căn đã được tiêm vắc-xin BNT131 để kích hoạt protein cytokine.


Trong đó có 7 bệnh nhân mắc ung thư da hắc tố, 4 bệnh nhân ung thư vú, 2 người mắc ung thư sarcoma, 2 người mắc ung thư da tế bào vảy, 1 người là ung thư da tế bào đáy và bệnh nhân cuối cùng mắc ung thư da tế bào Merkel.


Qua điều trị, không có bệnh nhân nào gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng từ cytokine. Ở một số bệnh nhân, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy hiện tượng tế bào miễn dịch xâm nhập được vào khối u, dấu hiệu cho thấy chúng bắt đầu tiêu diệt nó.


Giai đoạn I thử nghiệm lâm sàng này vẫn đang được tiếp tục và dự kiến hoàn thành vào tháng 6 năm sau. Kết quả của nó sau đó sẽ được đánh giá để xem nghiên cứu có thể bước ngay vào giai đoạn III được hay không, bởi một số loại vắc-xin bây giờ có thể thử nghiệm 2 giai đoạn I và II kết hợp.


Ngoài BNT131, BioNTech cho biết họ đang thử nghiệm tổng cộng 10 loại vắc-xin mRNA ung thư trên người, bao gồm: BTN111, BNT112, BNT113, BNT114, BNT115, BNT122, BNT311, BNT312, BNT321, BNT411 nhắm đến các loại ung thư da , ung thư tụy, vú, tuyến tiền liệt và các khối u rắn khác.


Vắc-xin mRNA chữa ung thư được tạo ra như thế nào?


Sau đại dịch COVID-19, mRNA đã cho thấy nó là một công nghệ mới nhưng có tính an toàn và hiệu quả cao. Các loại vắc-xin mRNA không chỉ có tác dụng với bệnh truyền nhiễm mà còn có thể chống lại nhiều bệnh tự miễn, bệnh di truyền và cả ung thư.


Theo thống kê của một nghiên cứu trên tạp chí Nature, hiện có khoảng 60 thử nghiệm lâm sàng vắc-xin ung thư mRNA đang được tiến hành, một số thử nghiệm đã cho kết quả rất lạc quan. Một số bệnh nhân tham gia vào thử nghiệm vắc-xin mRNA đã thoát khỏi cánh cửa tử khi nhiễm ung thư tới giai đoạn cuối và


Tham khảo ,


Lấy link







BioNTech da dua 11 vac-xin mRNA chua ung thu tien toi thu nghiem tren nguoi


Do co the la hi vong cho nhung benh nhan mac ung thu giai doan cuoi tham chi da di can.

BioNTech đã đưa 11 vắc-xin mRNA chữa ung thư tiến tới thử nghiệm trên người

Đó có thể là hi vọng cho những bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối thậm chí đã di căn.
BioNTech đã đưa 11 vắc-xin mRNA chữa ung thư tiến tới thử nghiệm trên người
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: