Bắc Giang: Ứng dụng hiệu quả công nghệ số phát triển nông nghiệp

Tại huyện Lạng Giang, mô hình nuôi cá của gia đình anh Dương Văn Trọng ở thôn Đại Giáp, xã Đại Lâm là một trong những..


Tại huyện Lạng Giang, mô hình nuôi cá của gia đình anh Dương Văn Trọng ở thôn Đại Giáp, xã Đại Lâm là một trong những điển hình ứng dụng công nghệ số, dù ở bất cứ nơi đâu, anh đều có thể thực hiện việc cho cá ăn. Chỉ cần ấn nút điều chỉnh từ chiếc điện thoại thông minh (smart phone), toàn bộ diện tích hơn 2 ha ao nuôi cá thâm canh của gia đình đã được cho ăn bằng chiếc máy ăn tự động kết nối smartphone.


Anh Dương Văn Trọng chia sẻ, qua quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy, việc ứng dụng CNTT vào sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên phổ biến và trở thành xu thế chung tất yếu. Do đó, trong quá trình chăn nuôi, tôi đã mạnh dạn ứng dụng CNTT để quản lý công việc, giảm sức lao động, tăng thu nhập trên cùng một diện tích.


Không chỉ là những mô hình nhỏ lẻ của người dân, những năm qua việc ứng dụng CNTT, CĐS, xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có nhiều thành tựu quan trọng. Theo đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp (DN) nông nghiệp, nông dân ứng dụng CĐS và đã gặt hái thành công, tạo ra các nông sản chất lượng cao, giá thành hạ, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm...


Trong vòng 5 năm trở lại đây, tỉnh Bắc Giang đã huy động được hơn 593 tỷ đồng thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 716 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt từ 220 triệu đến 250 triệu đồng/ha/năm.


Bắc Giang: Ứng dụng hiệu quả công nghệ số phát triển nông nghiệp

Ngày càng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.


Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như 22 mô hình rau, nấm trồng trong nhà lưới, nhà màng với diện tích 41.178m2; các mô hình tưới tiết kiệm, mô hình rau thủy canh, mô hình tưới nhỏ giọt cho chè, mô hình phun mưa tự động; các mô hình nuôi lợn sạch, lợn hữu cơ với chuồng kín, hiện đại....


Với sự mạnh dạn đầu tư, cùng việc nhạy bén trong nắm bắt xu thế sản xuất nông nghiệp, thời gian tới sẽ tiếp tục có thêm nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Qua đó góp phần giảm ngày công lao động, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp.


Việc ứng dụng CNTT không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Bắc Giang cũng đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào tiêu thụ sản phẩm nông sản. Cụ thể, thời gian qua, Sở Công Thương đã triển khai thực hiện hỗ trợ đối với 15 DN, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh là đơn vị sản xuất sản phẩm, hàng hóa đặc trưng của tỉnh xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trực tuyến (gồm website, hệ thống email, Fanpage trên Facebook, landing page).


Cùng đó Sở cũng hỗ trợ một số DN, hợp tác xã xây dựng gian hàng và đưa sản phẩm, hàng hóa lên tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) như: San24h.vn, Sendo.vn, Voso.vn; Alibaba.com, postmart.vn… Các DN, chủ sở hữu nông sản cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT, từ đó nỗ lực trang bị kiến thức, kỹ năng trong thực hiện các giao dịch trên sàn TMĐT.


Nhờ vậy, theo thông tin từ Sở Công Thương, đến nay, toàn tỉnh có hơn 10.000 tấn nông sản đã được tiêu thụ qua các sàn TMĐT. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực là vải thiều cùng với các sản phẩm OCOP khác như chè bản Ven, mỳ Chũ, rượu ngô, rượu thóc, nấm thảo dược, si rô húng chanh… được tiêu thụ với sản lượng lớn, tới 1000 lần so với năm trước.


Vụ vải thiều vừa qua, vải thiều của Bắc Giang được đưa lên c c sàn TMĐT, đem lại giải pháp tiêu thụ hiệu quả không chỉ trong mùa dịch.


Cùng với đó, ứng dụng CNTT cũng được triển khai trong việc quản lý truy xuất nguồn gốc nông sản. Năm 2021, toàn tỉnh Bắc Giang có 28.000 ha vải thiều, sản lượng ước đạt 180.000 tấn, trong đó, hơn 200 ha vải xuất khẩu sang Nhật với 30 mã vùng; 218 ha xuất khẩu sang Mỹ, EU với 18 mã vùng và 15.867 ha xuất sang Trung Quốc gồm 149 mã vùng. Tất cả diện tích này đều được hướng dẫn, kiểm soát quá trình chăm sóc và làm truy xuất nguồn gốc rõ ràng…


Qua đó có thể thấy, với việc triển khai chuyển đổi số hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang đã và đang đi đúng hướng, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế số trong tương lai./.









Bac Giang: Ung dung hieu qua cong nghe so phat trien nong nghiep


Tai huyen Lang Giang, mo hinh nuoi ca cua gia dinh anh Duong Van Trong o thon Dai Giap, xa Dai Lam la mot trong nhung..

Bắc Giang: Ứng dụng hiệu quả công nghệ số phát triển nông nghiệp

Tại huyện Lạng Giang, mô hình nuôi cá của gia đình anh Dương Văn Trọng ở thôn Đại Giáp, xã Đại Lâm là một trong những..
Bắc Giang: Ứng dụng hiệu quả công nghệ số phát triển nông nghiệp
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: