Sự khác biệt giữa số liệu hoá, số hóa và chuyển đổi số

Krzysztof Szabelski nhận định các tổ chức sẽ không tồn tại lâu dài nếu không chấp nhận kỹ thuật số. Từ email, điện thoại..


Krzysztof Szabelski nhận định các tổ chức sẽ không tồn tại lâu dài nếu không chấp nhận kỹ thuật số. Từ email, điện thoại thông minh và DIY (Do it Yourself) đến AI, bối cảnh kỹ thuật số đang không ngừng phát triển. Kỷ nguyên số đã tạo ra những khái niệm thậm chí trước đây còn chưa từng nghĩ tới. Những khái niệm này được đưa ra nhằm mô tả thực tế mà chúng ta đang sống và làm việc.


Ba trong số các khái niệm đó bao gồm: số liệu hóa (digitization), số hóa (digitalization) và chuyển đổi số (digital transformation), thường được sử dụng thay thế cho nhau và rất khó để xác định sự khác biệt giữa ba khái niệm này. Tuy nhiên, việc nắm bắt, hiểu được sự khác nhau của ba khái niệm sẽ giúp các tổ chức, DN trên hành trình công nghệ của mình.


Sự khác biệt giữa số liệu hoá, số hóa và chuyển đổi số



Vì vậy, hãy giải nghĩa những thuật ngữ này và tìm hiểu cách chúng tác động đến các tổ chức, DN như thế nào.[/b]


Số liệu hóa: Bước đầu tiên trong việc bảo mật các quy trình


Được định nghĩa bởi Gartner, số liệu hóa là quá trình thay đổi từ dạng tương tự (analog) sang dạng kỹ thuật số (digital). Nói cách khác, số liệu hóa là đưa một quá trình analog và chuyển quá trình đó thành một dạng kỹ thuật số mà không tạo ra những thay đổi nào khác đối với chính quá trình đó.


Số liệu hóa là đưa một quá trình analog và chuyển quá trình đó thành một dạng kỹ thuật số


Đây được xem là bước đầu tiên của DN trong việc tạo ra giá trị cho dữ liệu được số liệu hóa sẵn sàng để phân tích. Số liệu hoá cũng giúp lưu trữ một lượng lớn các tài liệu, các hồ sơ (file) lịch sử và nghệ thuật quý giá khỏi bị phá hủy và lãng quên. Bằng cách lưu giữ tất cả thông tin quý giá ở định dạng kỹ thuật số, nguy cơ xâm phạm an ninh sẽ giảm xuống.


Công nghệ mã hóa và truy tìm (trace) cũng có thể được triển khai ở bước này để tăng cường thêm các lớp bảo vệ. Nhiều ngành có các quy trình công việc cần đến rất nhiều văn bản và giấy tờ như bảo hiểm, thế chấp, tài chính và chăm sóc sức khỏe, theo đó, số hóa các biểu mẫu giấy tờ này sẽ giúp các ngành có khả năng chứng thực tổ chức của mình trong tương lai.


Hơn nữa, do đại dịch Covid-19, đa số người lao động phải làm việc tại nhà. Và các ngành và DN phải phụ thuộc vào giấy tờ thực sự gặp khó khăn khi không thể kiểm soát được nhân viên in ấn các văn bản nào và những giấy tờ, tài liệu này sẽ đi đến đâu.


Số hóa được thúc đẩy nhờ chuyển dịch lên đám mây


Bây giờ, có lẽ nhiều tranh cãi hơn là định nghĩa về số hóa. Theo Gartner, có thể định nghĩa số hoá là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để thay đổi mô hình kinh doanh và đáp ứng các cơ hội sản xuất giá trị và doanh thu mới. Điều này có nghĩa là các DN có thể bắt đầu sử dụng dữ liệu được số liệu hoá của họ. Thông qua các công nghệ tiên tiến, các DN sẽ có thể khám phá tiềm năng của dữ liệu số đã qua xử lý và giúp các DN đạt được các mục tiêu kinh doanh.


DN có thể khám phá tiềm năng của dữ liệu số đã qua xử lý và giúp các DN đạt được các mục tiêu kinh doanh


Điều này bao gồm: cải tiến quy trình kinh doanh cả bên trong/bên ngoài, đạt hiệu quả cao hơn trong các lĩnh vực khác nhau, cho phép nhân viên truy cập vào dữ liệu cần thiết, cung cấp thông tin tốt hơn về nhóm mục tiêu và mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn.


Một ví dụ đáng chú ý về số hóa là các tổ chức chuyển dịch các quy trình kinh doanh của họ lên đám mây. Tương lai hoạt động của DN dựa vào đám mây có vai trò lớn lớn khi ngày càng có nhiều DN hướng tới cơ sở hạ tầng từ xa trong nỗ lực thúc đẩy số hóa.


Trên thực tế, Gartner dự báo vào năm 2022, hơn 90% DN sẽ chuyển lên đám mây. Khi làm việc từ xa vẫn là chủ đạo trong năm 2021, thì các DN vẫn phải hoạt động hiệu quả vì cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.


Với cổng thông tin tập trung thông qua đám mây, toàn bộ lực lượng lao động, thậm chí trên toàn cầu, có thể cộng tác hiệu quả như thể vẫn đang làm việc gần nhau tại nơi làm việc. Số hóa thông qua đám mây là một bước đi đúng hướng khi báo cáo của Gartner cho thấy 84% DN đánh giá tích cực tầm ảnh hưởng của đám mây đối với các tổ chức trong dài hạn.


CĐS: Mở tiềm năng thông qua phát triển phần mềm


Cuối cùng là khái niệm CĐS. Theo Gartner, CĐS có thể đề cập đến bất cứ điều gì từ hiện đại hóa CNTT, ví dụ, điện toán đám mây, đến tối ưu hóa kỹ thuật số, đến việc phát minh ra các mô hình kinh doanh số mới.


Cụ thể, đây là quá trình mang lại các lợi ích từ tiềm năng số to lớn cho một DN. CĐS là một sự thay đổi phức tạp đối với một công ty có ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh, bao gồm mô hình, quy trình nội bộ và bên ngoài, quản lý ở tất cả các cấp, cũng như các sản phẩm và dịch vụ của công ty.


Mục tiêu tổng thể của CĐS là tăng năng suất và khả năng sáng tạo (ra quyết định, kết nối, đổi mới và nâng cao) của các cá nhân và tổ chức


Theo Krzysztof Szabelski, một phần quan trọng để đạt được CĐS liền mạch là thông qua phần mềm. Có thể tận dụng những phát triển mới nhất trong công nghệ là một lợi thế to lớn cho các DN hoạt động trong các ngành cạnh tranh. Nhưng các công nghệ mới có thể gây khó khăn và thường là rào cản đối với CĐS.


Để CĐS, các DN cần xem xét và đánh giá chính xác mục tiêu chiến lược của mình là gì, việc triển khai sẽ giúp họ đạt được những tham vọng nào và kết quả.


Các công ty gia công phần mềm đang phát triển dựa trên các kỹ năng của nhân viên và sự tiến bộ trong quá trình CĐS. Trên thực tế, nghiên cứu gần đây của Gartner đã chỉ ra rằng giải pháp phổ biến nhất cho tình trạng thiếu hụt kỹ năng là đầu tư vào đào tạo và chuẩn bị cho nhân viên của DN trước những thách thức mới liên quan đến đám mây.


Đối với các DN muốn cải thiện hơn nữa, có thể tận dụng các dịch vụ từ một đối tác có kinh nghiệm. Điều này không chỉ giúp đưa ra các quyết định sáng suốt trong giai đoạn đầu của quá trình dịch chuyển mà còn đảm bảo các tổ chức có thể học cách tận dụng tối đa đám mây trong dài hạn tốt hơn.


Quan hệ đối tác chiến lược với các nhà phát triển phần mềm cho phép các DN, đồng thời giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và tận dụng kinh nghiệm nhiều năm cho một dự án một cách dễ dàng. Hơn thế nữa, một khoản đầu tư tại địa phương có thể tăng cường lợi thế cạnh tranh của tổ chức bằng cách tạo ra các giải pháp phần mềm chất lượng cao và sáng tạo, giúp họ nhanh nhẹn hơn so với các đối thủ cạnh tranh.


Chuẩn bị cho tương lai[b]


Theo Krzysztof Szabelski, khi đã hiểu về sự khác biệt giữa số liệu hóa, số hóa và CĐS, thì DN sẽ làm gì tiếp theo?


Krzysztof Szabelski cho rằng: 'Bất chấp những sóng gió trong 16 tháng qua, tương lai sẽ vẫn còn nhiều xáo trộn. Bằng cách tồn tại cho đến nay, các DN hiện có thể tìm cách phát triển thịnh vượng từ sự không chắc chắn và nắm bắt các chiến lược số khác nhau bằng cách xem xét các ứng dụng phần mềm nào phù hợp để duy trì một quỹ đạo đi lên'.


'Cho dù đó là bước đầu tiên để số liệu hóa các tài liệu tương tự, số hóa thông qua dịch chuyển lên chuyển đám mây hay CĐS thông qua phát triển phần mềm, bối cảnh kỹ thuật số đang không ngừng phát triển và đã đến lúc phải đầu tư. Khai thác tiềm năng của nền kinh tế số sẽ là điều cần thiết trong sự phục hồi của các DN trong những tháng tới và tạo cơ hội cho những người dũng cảm nắm bắt chúng. Đó sẽ là mấu chốt để định hình tương lai của DN', Krzysztof Szabelski cho hay./.



Theo: itproportal.com







Su khac biet giua so lieu hoa, so hoa va chuyen doi so


Krzysztof Szabelski nhan dinh cac to chuc se khong ton tai lau dai neu khong chap nhan ky thuat so. Tu email, dien thoai..

Sự khác biệt giữa số liệu hoá, số hóa và chuyển đổi số

Krzysztof Szabelski nhận định các tổ chức sẽ không tồn tại lâu dài nếu không chấp nhận kỹ thuật số. Từ email, điện thoại..
Sự khác biệt giữa số liệu hoá, số hóa và chuyển đổi số
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: