Bị đông cứng sau 6 tiếng bất tỉnh ở ngoài trời âm 30 độ C, cô gái này vẫn hồi sinh một cách kỳ diệu

Cho đến nay, câu chuyện của Jean Hilliard vẫn làm tò mò tâm trí của rất nhiều nhà khoa học.


Sáng sớm một ngày Tết lạnh giá ở tiểu bang Minnesota Hoa Kỳ năm 1980, Wally Nelson dậy mở cửa thì vô tình phát hiện ra thi thể của một người bạn nằm trên tuyết chỉ cách cửa nhà anh có vài mét.


Jean Hilliard, 19 tuổi, đang lái xe về sau một đêm đi chơi thì chiếc ô tô bị chết máy gần nhà Nelsol. Chỉ mặc một chiếc áo khoác, đi găng tay và ủng cao bồi, cô gái mở cửa xe bước ra ngoài trời giá rét.


Hilliard đã cố đi về phía cửa nhà Nelson để gọi anh ra giúp. Nhưng không may thế nào đó, cô ấy lại bị vấp ngã và bất tỉnh ngay phía ngoài thềm nhà. Trong suốt 6 tiếng đồng hồ, không ai phát hiện ra Hilliard và cô ấy đã phơi mình dưới cái lạnh âm 30 độ C trong suốt khoảng thời gian đó.


Bị đông cứng sau 6 tiếng bất tỉnh ở ngoài trời âm 30 độ C, cô gái này vẫn hồi sinh một cách kỳ diệu - Ảnh 1.

"Tôi đã túm cổ áo và kéo cô ấy vào hiên nhà", Nelson kể lại với Đài phát thanh địa phương Minnesota. "Tôi nghĩ rằng cô ấy đã chết. Người cô ấy đóng băng và cứng hơn một tấm ván, nhưng tôi thấy một vài bong bóng vẫn phập phồng trong mũi cô ấy".


Nếu không có phản ứng kịp thời của Nelson, Hilliard có thể đã trở thành một trong số hàng nghìn trường hợp tử vong do hạ thân nhiệt mỗi năm ở Mỹ. Sự sống sót kỳ diệu của cô ấy sau đó đã trở thành một trong những truyền thuyết hàng đầu lịch sử y khoa và khơi gợi lên một sự tò mò khoa học cho công chúng.


Vậy rốt cuộc thì làm thế nào một cơ thể có thể sống sót sau trạng thái đông cứng?


Hạ thân nhiệt không đồng nghĩa với cái chết

Chuyện về những người sống sót ở nhiệt độ đóng băng không quá phổ biến nhưng cũng không quá hiếm. Trên thực tế, các chuyên gia y tế ở những vùng có khí hậu lạnh giá còn truyền tụng nhau một câu nói rằng: "Không một ai được xác định là đã chết trừ khi cơ thể họ đã ấm trở lại mà vẫn chết".


Kể từ khi các bác sĩ biết hạ thân nhiệt quá mức không đồng nghĩa với cái chết, họ thậm chí đã chủ động áp dụng nó vào điều trị. Trong phương pháp này, được gọi là hạ thân nhiệt chỉ huy, bệnh nhân sẽ được đắp chăn truyền dịch lạnh hoặc nối trực tiếp mạch máu vào một máy làm lạnh để hạ toàn bộ thân nhiệt xuống dưới 35 độ C.


Mục đích của biện pháp này là để giảm quá trình trao đổi chất và giảm nhu cầu oxy của tế bào cơ thể. Nó sẽ giúp kéo dài thời gian sống cho những bệnh nhân đang hấp hối, cho phép các bác sĩ có nhiều thời gian hơn để cứu sống họ, thường là các trường hợp ngưng tim, chấn thương hoặc cần phẫu thuật sọ não, cột sống...


Bị đông cứng sau 6 tiếng bất tỉnh ở ngoài trời âm 30 độ C, cô gái này vẫn hồi sinh một cách kỳ diệu - Ảnh 2.

Kể từ khi các bác sĩ biết hạ thân nhiệt quá mức không đồng nghĩa với cái chết, họ thậm chí đã chủ động áp dụng nó vào điều trị.


Đầu năm nay, các bác sĩ tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã cứu sống một bệnh nhân ngừng tuần hoàn bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt. Người bệnh 49 tuổi, có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim từng cơn, vào viện trong tình trạng ngừng thở. Các bác sĩ hồi sức tim phổi, sau 40 phút, bệnh nhân có nhịp tim đập trở lại song hôn mê sâu.


Người bệnh được xét nghiệm đánh giá tổn thương và áp dụng phương pháp hạ thân nhiệt. Suốt 24 giờ, bệnh nhân được làm lạnh cơ thể ở nhiệt độ 33 độ C nhằm bảo vệ, hỗ trợ phục hồi tế bào não tổn thương ngừng tuần hoàn. Sau đó, nhiệt độ cơ thể được làm ấm dần lên 37 độ.


Kết thúc hạ thân nhiệt, người bệnh mở mắt được, tỉnh táo, hiện các cơ quan hồi phục hoàn toàn.


Sự hồi sinh kỳ diệu sau khi bị "đông cứng"

Trở lại với trường hợp của Jean Hilliard, thân nhiệt của cô ấy đã hạ không chỉ 2-3 độ mà tới tận 10 độ C. Đó là một mức thấp cực điểm và Hilliard đã được tìm thấy trong tình trạng gần như đóng băng. Khuôn mặt của cô ấy xám xịt, đôi mắt rắn chắc và làn da của Hilliard được cho là quá cứng để nhân viên y tế đâm được kim tiêm qua.


Theo lời kể của George Sather, người đã điều trị cho cô, "Cơ thể Hilliard lạnh, hoàn toàn rắn chắc, giống như một miếng thịt vừa được lấy ra khỏi tủ đông". Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài giờ được sưởi ấm bằng một miếng đệm sưởi, cơ thể của Hilliard đã trở lại trạng thái khỏe mạnh.


Cô ấy đã nói chuyện được vào buổi trưa ngày hôm sau. Di chứng để lại tạm thời chỉ là vài ngón chân bị tê, phồng rộp, Hilliard sớm được xuất viện và sống một cuộc sống bình thường cho tới tận bây giờ, hoàn toàn khoẻ mạnh và không gặp bất kỳ vấn đề thể chất nào, ngoại trừ một kỷ niệm đáng nhớ sau đêm ngày hôm đó.


Bị đông cứng sau 6 tiếng bất tỉnh ở ngoài trời âm 30 độ C, cô gái này vẫn hồi sinh một cách kỳ diệu - Ảnh 3.

Câu chuyện của Jean Hilliard đã đi vào lịch sử y văn về một trường hợp hồi sinh kỳ diệu sau khi bị đông cứng.


Đối với bạn bè và gia đình Hilliard, sự sống sót kỳ diệu của cô bắt nguồn từ sức mạnh của những lời cầu nguyện. Nhưng sinh học đứng ở đâu trong vấn đề này?


Không giống như nhiều vật liệu khác, nước khi ở dạng rắn sẽ nở ra và chiếm một thể tích lớn hơn so với khi nó ở dạng lỏng. Sự giãn nở này là một tin xấu đối với các mô cơ thể bị nhiễm lạnh, vì chất lỏng bên trong nó có nguy cơ phồng lên đến mức phá vỡ tế bào.


Thậm chí, một vài tinh thể băng đi lạc khi chúng phát triển có thể tạo thành những mũi nhọn như kim xuyên thủng màng tế bào, biến da và cơ ở tứ chi thành những mảng chết và đen lại, hay chúng ta thường gọi là tê cóng.


Một số loài động vật đã tiến hóa để có một vài cách thích nghi với sự nguy hiểm của các tinh thể băng sắc nhọn. Ví dụ, loài cá biển sâu được gọi là cá băng vây đen Nam Cực sản xuất glycoprotein như một loại chất chống đông tự nhiên.


Ếch gỗ biến chất chứa trong tế bào của nó thành dạng xi-rô bằng cách làm ngập cơ thể với đường glucose. Sự có mặt của đường đã chống lại sự đóng băng và mất nước.


Bên ngoài tế bào của chúng, nước có thể tự do biến thành chất rắn, bao bọc các mô trong nước đá và làm cho chúng trông rắn như cục băng hình con ếch. Nhưng bên trong cơ thể, nước vẫn ở gần với dạng lỏng và sự sống vẫn tiếp diễn.


Khoa học nói gì về trường hợp này?

Với Jean Hilliard, ngoại trừ những quan sát bên ngoài thì không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy cơ thể bên trong cô ấy đã bị đóng băng hay chưa?


Nhưng nếu mức thân nhiệt ghi lại là chính xác, với 27 độ C vẫn còn thở và sớm tỉnh lại, nhiều khả năng Hilliard vẫn còn giữ được phần lớn nước bên trong cơ thể ở dạng lỏng. Đó là mức nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ đóng băng của nước.


Có cả một khoảng cách lớn giữa ẩn dụ 'lạnh đến tận xương tủy' và sự đóng băng theo nghĩa đen của nước và máu trong tĩnh mạch.


Thực tế, cơ thể co cứng Hilliard là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng hạ thân nhiệt nghiêm trọng. Nó xảy ra vì cơ bắp của cô ấy trở nên co cứng chứ không phải toàn bộ cơ thể thực sự đã đóng băng.


Hiện tượng co cứng này cũng xuất hiện ở những bệnh nhân bị đau thắt lưng nghiêm trọng, nhiều khi khiến người họ căng cứng như một xác chết.


Bị đông cứng sau 6 tiếng bất tỉnh ở ngoài trời âm 30 độ C, cô gái này vẫn hồi sinh một cách kỳ diệu - Ảnh 4.

Cho đến nay, câu chuyện của Jean Hilliard vẫn làm tò mò rất nhiều nhà khoa học.


Về làn da tái trắng và lạnh cóng, thậm chí ngay cả đôi mắt Hilliard cũng có vẻ đã đóng đá lại giống như thủy tinh, các nhà khoa học vẫn có thể đưa ra lời giải thích thoả đáng. Theo đó, khi bị lạnh, các kênh chất lỏng dẫn đến mạch máu dưới da sẽ đóng lại. Điều này giúp tập trung máu để giữ cho các cơ quan nội tạng quan trọng của bạn còn hoạt động.


Không có máu tới tứ chi sẽ làm da bạn trông tái nhợt lại như tro và rất lạnh khi chạm vào. Tĩnh mạch ở trạng thái co thắt với một lớp da mỏng bị mất nước ép chặt vào lớp cơ co cứng hoàn toàn cũng tạo ra cảm giác đông cứng giả. Khi đó, nếu có một nhân viên y tế cố tình dùng sức đâm một chiếc kim tiêm nhỏ vào tĩnh mạch, nó cũng có thể làm chiếc kim tiêm cong lại.


Do vậy, với rất ít thông tin chi tiết ngoài một số lời kể từ nhân chứng, chúng ta khó có thể biết liệu cơ thể bị 'đông cứng' của Hilliard là một hiện tượng sẽ xảy ra với bất kỳ một ai khác, hay sức chịu đựng của cô ấy là cá biệt vượt ra khỏi khả năng của người thường.


Chỉ có một điều chắc chắn không thể nghi ngờ, cô gái này đã rất may mắn khi được cấp cứu kịp thời và sống sót.


Tham khảo


Lấy link







Bi dong cung sau 6 tieng bat tinh o ngoai troi am 30 do C, co gai nay van hoi sinh mot cach ky dieu


Cho den nay, cau chuyen cua Jean Hilliard van lam to mo tam tri cua rat nhieu nha khoa hoc.

Bị đông cứng sau 6 tiếng bất tỉnh ở ngoài trời âm 30 độ C, cô gái này vẫn hồi sinh một cách kỳ diệu

Cho đến nay, câu chuyện của Jean Hilliard vẫn làm tò mò tâm trí của rất nhiều nhà khoa học.
Bị đông cứng sau 6 tiếng bất tỉnh ở ngoài trời âm 30 độ C, cô gái này vẫn hồi sinh một cách kỳ diệu
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: