Thanh toán không tiền mặt tại cửa hàng tạp hóa truyền thống, tại sao không?

Tốc độ đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt đang rất khả quan tại các siêu thị hiện đại, mua bán online… nhưng làm cách nào để thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến?


Sự dịch chuyển sang thanh toán không tiền mặt trên toàn thế giới


Theo tạp chí Forbes, dịch bệnh đã đẩy nhanh quá trình thúc đẩy thế giới đến với mô hình xã hội không tiền mặt, nơi mọi giao dịch thanh toán đều được trả bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc ví điện tử. Ở Hoa Kỳ, nơi có nền tài chính phát triển, hàng triệu người dân cũng đã làm quen hơn với thanh toán không tiền mặt để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 để “Không chạm tay, không lo lây bệnh”.


Trung Quốc đã bỏ qua hẳn một hệ tài chính và chuyển sang thanh toán kỹ thuật số sử dụng nền tảng điện thoại thông minh. Ở quốc gia này, thẻ tín dụng chưa bao giờ được sử dụng rộng rãi. Nhưng ngày nay, nếu bạn cố đưa tiền mặt cho tài xế taxi, khả năng cao là bạn sẽ nhận được những lời phàn nàn. Hạ tầng công nghệ của Trung Quốc là bệ phóng cho những ứng dụng thanh toán Alipay và WeChat trở nên phổ biến  hơn bao giờ hết, thúc đẩy phần lớn giao dịch thực hiện đơn giản bằng cách dùng điện thoại để quét mã QR.


Thanh toán không tiền mặt tại cửa hàng tạp hóa truyền thống, tại sao không?
Xu hướng thanh toán không tiền mặt nở rộ, đặc biệt ở các nước châu Á.

Tại các quốc gia Đông Nam Á, đại dịch làm ngưng trệ sự phát triển của nhiều ngành, song thúc đẩy sự bứt phá của tài chính công nghệ. Theo báo cáo của DBS – Ngân hàng lớn nhất Singapore, lượng thanh toán trực tuyến trong 3 tháng đầu năm 2020 tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ 2019. Ở Indonesia, nơi các tiệm tạp hoá truyền thống tiếp tục phát triển mạnh trong công cuộc “số hóa”, ví điện tử Gopay trở thành chiếc ví kỹ thuật số thịnh hành nhất, chiếm tới hơn 50% tổng lượng thanh toán, giao dịch với 500.000 đối tác.


Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc chơi, khi đề án phát triển thanh toán không tiền mặt tại quốc gia giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 30 triệu người dùng hệ thống thanh toán ngân hàng qua Intenet mỗi ngày. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ ngân hàng di động (mobile banking) trong thời gian qua là 200%. Khi đặt đồ ăn, di chuyển hay thanh toán hóa đơn, những giao dịch được thực hiện hoàn toàn bằng thẻ hay và điện thoại di động đã trở thành thói quen của nhiều người.


Theo Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho 39 tổ chức trung gian thanh toán, trong đó có 36 ví điện tử. Tính đến hết quý I/2020, Việt Nam đang có 13 triệu tài khoản ví điện tử được kích hoạt, sử dụng với tổng số dư ví vào khoảng 1,36 nghìn tỷ đồng


Với tỉ lệ người dân đồng thuận cùng đề hướng quốc gia (79%) cùng nền hạ tầng công nghệ phát triển nhanh chóng, Việt Nam hứa hẹn trở thành một trong những quốc gia tham gia tích cực vào công cuộc số hóa ngành tài chính.


VinShop giúp thanh toán không dùng tiền mặt len lỏi vào ngõ ngách


Tại các đô thị, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt sẽ dễ dàng hơn rất nhiều với hệ thống siêu thị, siêu thị mini rộng rãi, các dịch vụ đặt hàng, mua hàng online đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, giải pháp nào để phổ cập tại các vùng ngoại thành hay vùng quê? Làm cách nào để thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến tại các tiệm tạp hóa hay khu chợ truyền thống - vốn chiếm đến 75% dung lượng thị trường bán lẻ?


Thanh toán không tiền mặt tại cửa hàng tạp hóa truyền thống, tại sao không?
VinShop góp phần tạo thói quen thanh toán không tiền mặt cho người dân mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa.

Câu trả lời dần trở nên rõ ràng với sự ra đời của ứng dụng VinShop. VinShop mang đến một sự kết hợp hài hòa nhất cho 3 nhà: Nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ. Với mô hình này, chủ tạp hóa giống như tìm được một “người trợ lý” đa năng mà họ chưa từng mơ tới trước đó: hỗ trợ đặt hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, hỗ trợ giao hàng chỉ sau 24 tiếng (kể cả cuối tuần), hỗ trợ quản lý hàng hóa bằng phần mềm miễn phí trọn đời, đồng thời hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt qua ví điện tử VinID Pay. Đó là chưa kể các chủ tạp hóa còn được hỗ trợ ứng vốn với mức cao nhất 70 triệu đồng, miễn lãi tối đa 40 ngày để phục vụ nhập hàng kinh doanh.


Thanh toán qua ví điện tử VinID Pay, hơn 65.000 tạp hóa liên kết với VinShop này đang góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Hãy thử tưởng tượng, chỉ khoảng 20% tiệm tạp hóa trên toàn quốc (khoảng 300.000) liên kết với VinShop, cùng với mức độ tiêu thụ hàng hóa mỗi ngày của các tiệm tạp hóa này, lượng giao dịch không dùng tiền mặt được hoàn tất mỗi tháng sẽ tăng đến mức nào.


Chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú kỳ vọng, sự phát triển của VinShop với lợi thế độ phủ rộng sẽ trở thành quân bài chiến lược giúp thay đổi thói quen thanh toán của khách hàng.


Len lỏi từng ngõ ngách từ thành thị đến nông thôn là lợi thế chỉ riêng hệ thống tạp hóa có, và khi nâng đời công nghệ cùng VinShop, hệ thống tạp hóa này sẽ đẩy nhanh việc hình thành thói quen thanh toán không tiền mặt của người dân”, vị chuyên gia cho hay.


Không chỉ đón đầu làn sóng công nghệ hóa ngành bán lẻ truyền thống, VinShop đang tiến từng bước để cùng đưa nền kinh tế Việt Nam tiến tới một tương lai “không tiền mặt”. Ở đó, hệ thống tiền tệ được lưu thông một cách minh bạch, có kiểm soát, an toàn và tiết kiệm chi phí.


An Nhiên









Thanh toan khong tien mat tai cua hang tap hoa truyen thong, tai sao khong?


Toc do day nhanh thanh toan khong dung tien mat dang rat kha quan tai cac sieu thi hien dai, mua ban online… nhung lam cach nao de thanh toan khong dung tien mat tro nen pho bien?

Thanh toán không tiền mặt tại cửa hàng tạp hóa truyền thống, tại sao không?

Tốc độ đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt đang rất khả quan tại các siêu thị hiện đại, mua bán online… nhưng làm cách nào để thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến?
Thanh toán không tiền mặt tại cửa hàng tạp hóa truyền thống, tại sao không?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: