Virus Corona: sự nguy hiểm của những vắc xin kém chất lượng

Những chủng virus corona đột biến có thể thoát được hệ miễn dịch và làm cho mầm bệnh trở nên hung hãn hơn.


Như vậy thì kể cả những người đã khỏi bệnh vẫn có thể bị nhiễm bệnh trở lại và các vắc xin cần được cải tiến.Cuộc chiến chống lại SARS-CoV-2 ở thành phố Manaus, Brazil, lẽ ra đã giành phần thắng. Vào tháng 8/2020, 3/4 dân số ở Manaus, thủ phủ bang Amazonas, Brazil, đã bị nhiễm virus corona mới, đủ để khu vực này hình thành miễn dịch cộng đồng. Nhưng sau đó vào tháng 12/2020, số ca Covid lại đột ngột bùng phát trở lại. Hiện nay các bệnh viện ở Manaus đã hết nguồn oxygen để duy trì sự sống cho các bệnh nhân Covid. Có một khả năng là những người dân ở thành phố này đã nhiễm biến thể P.1. của virus corona mới, một biến thể có khả năng "trốn thoát" khỏi phản ứng của hệ miễn dịch ở một số người. Hiện nay các nhà nghiên cứu rất hy vọng có thể hiểu rõ hơn thông qua việc giải trình tự các mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân này. Tình trạng "trốn được miễn dịch" như thế này là một mối lo ngại rất lớn bởi vì nó có thể dẫn đến việc những người đã khỏi bệnh có thể mắc bệnh lại, và các vắc xin trên thị trường không còn tác dụng hoặc cần phải cải tiến. Nhưng ít nhất cho đến nay, virus này chưa trở nên kháng các vắc xin hiện đang sử dụng cho hàng trăm nghìn người trên khắp thế giới - Nhà vắc xin học Philip Kraus, Chủ tịch Nhóm công tác về vắc xin Covid-19 của WHO - cho biết. Một tin không được vui cho lắm là sự tiến hóa rất nhanh của các biến chủng virus này cho thấy nếu chúng có thể tiến hóa thành một kiểu hình kháng vắc xin thì điều đó sẽ xảy ra rất sớm, gây nhiều khó khăn cho chúng ta. Tiến hóa của các biến chủng virus Để sinh sản, virus chèn cấu tạo di truyền của chúng vào tế bào vật chủ. Mỗi lần sinh sản lại đi kèm với những lỗi sao chép nhỏ, và mỗi một lỗi như vậy lại làm thay đổi mã di truyền của virus - đấy chính là đột biến. Vắc xin gây áp lực tiến hóa lên virus. Các biến thể virus được lựa chọn để tiếp tục sinh sản là những biến thể có khả năng trốn tránh hệ miễn dịch bằng cách đột biến. Điều đó không nhất thiết là một virus trở nên nguy hiểm hơn, gây nhiều chết chóc hơn qua quá trình chọn lọc. Sau cùng thì một virus giết chết vật chủ lại không thể lây lan và rồi sẽ biến mất, nhường chỗ cho nhiều biến chủng vô hại quay trở lại.Nhưng các phát hiện mới của "Nhóm tư vấn các mối đe dọa do virus mới và biến đổi" của chính phủ Anh cho thấy biến chủng được phát hiện đầu tiên ở Anh có thể không chỉ tăng khả năng lây nhiễm lên đến 70% mà còn có khả năng gây chết người cao hơn các chủng cũ. Đây mới chỉ là phát hiện ban đầu và chưa có đầy đủ dữ liệu để kết luận chính thức. Vấn đề của vắc xin yếu Tuy nhiên, khi các loại vắc xin yếu được sử dụng, hoặc liều tiêm thứ hai cách liều thứ nhất quá lâu, thì vắc xin có tác dụng hoàn toàn ngược lại so với tác dụng mong muốn. Nhà virus học Andrew Read của Trường đại học bang Pennsylvania, Mỹ, đã cảnh báo như vậy. Năm 2001, nghiên cứu của ông về các virus ở gia cầm đã kết luận rằng các vắc xin kém hiệu quả có thể thúc đẩy sự phát triển của nhiều chủng virus nguy hiểm hơn. Chính vì thế một số chuyên gia coi việc trì hoãn liều tiêm thứ hai mà Anh đang triển khai và có thể ở Mỹ cũng sẽ làm như vậy, là rất nguy hiểm. Họ cho rằng sẽ có thêm nhiều người tạo ra được khả năng bảo vệ ban đầu nhưng lại không thể phát triển một phản ứng miễn dịch đủ khỏe để chống lại virus. Cơ thể sẽ chiến đấu lâu hơn với những chủng virus nguy hiểm hơn, tạo cho virus có thêm thời gian sống qua quá trình chủng ngừa. Khi những người chưa được tiêm vắc xin mà gặp phải loại virus này, hậu quả thiệt mạng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.Trì hoãn liều tiêm thứ hai trên diện rộng có thể tạo ra một con số hàng triệu người có đủ kháng thể để làm chậm sự phát triển của virus và không bị ốm, nhưng lại không đủ để tiêu diệt triệt để mầm bệnh. Và điều này sẽ là công thức hoàn hảo để tạo ra các chủng kháng vắc xin - Nhà virus học Florian Krammer của Trường đại học Y khoa Icahn, New York, Mỹ - nhận định. Ông nói rằng "nếu chúng ta để cho tất cả mọi người chỉ tiêm 1 liều mà không có các liều tiêm tiếp theo vào đúng thời điểm thì, theo quan điểm của tôi, sẽ là một vấn đề." Các chuyên gia khác lại đánh giá sự lây lan không thể kiểm soát của virus do khả năng lây nhiễm cao hơn mới là mối nguy hiểm lớn hơn. Nhà vi sinh vật học Andrew Read của Trường đại học bang Pennsylvania, Mỹ, nói rằng "cảnh chết chóc kinh hoàng đang xảy ra ngoài kia. Gấp đôi số người chỉ có miễn dịch một phần còn tốt hơn là một nửa số người có miễn dịch hoàn toàn." Cải tiến, cập nhật vắc xin corona theo từng mùa chăng? May mắn là nhiều loại vắc xin đã được phát triển tốt, có hiệu quả xuyên suốt chu trình tiến hóa bình thường của virus. Cả bệnh thủy đậu và bệnh sởi đều không phát triển dạng đột biến có khả năng trốn thoát khỏi miễn dịch mà vắc xin mang lại.Trước đây, chỉ có một số ít virus phát triển và trở nên kháng vắc xin. Một trong số đó là virus cúm mùa. Nó biến đổi quá nhanh đến nỗi mỗi năm lại cần có một vắc xin mới. Nếu SARS-CoV-2 cũng phát triển tương tự như vậy thì các vắc xin corona sẽ phải được cập nhật thường xuyên. Theo hãng dược phẩm BioNTech-Pfizer, mỗi lần cập nhật như vậy cho các vắc xin mRNA sẽ mất vài tuần. Nhưng việc thử nghiệm và cấp phép, cũng như việc sản xuất và phân phối vắc xin lại mất nhiều thời gian hơn. Và mọi người trên khắp thế giới đã nín thở chờ đợi việc cấp phép cho các vắc xin hiện nay suốt một thời gian rồi. Phạm Hường Theo DW







Virus Corona: su nguy hiem cua nhung vac xin kem chat luong


Nhung chung virus corona dot bien co the thoat duoc he mien dich va lam cho mam benh tro nen hung han hon.

Virus Corona: sự nguy hiểm của những vắc xin kém chất lượng

Những chủng virus corona đột biến có thể thoát được hệ miễn dịch và làm cho mầm bệnh trở nên hung hãn hơn.
Virus Corona: sự nguy hiểm của những vắc xin kém chất lượng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: