Đào tạo kỹ sư trẻ ngành vũ trụ 5-6 tỷ đồng, về nước nhận lương 7-8 triệu đồng

Con số trên được PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam chia sẻ tại sự kiện mới đây, cho thấy những rào cản không nhỏ để thu hút nhân tài vũ trụ về nước làm việc.


Công nghệ vũ trụ đang được xác định là một trong những lĩnh vực chiến lược, có thể trở thành động lực phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh cho Việt Nam.


Tuy nhiên, trong khi cơ hội mở ra rộng lớn, ngành này lại đối mặt với một bài toán nan giải: thiếu hụt nhân lực chất lượng cao và sự bất cập trong chính sách đãi ngộ.


Đây là một chủ đề được đưa ra bàn thảo tại tọa đàm “Đưa công nghệ vũ trụ trở thành động lực phát triển mới” do báo Tiền phong tổ chức ngày 24/7.


DSC01369.jpeg
PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, chia sẻ rào cản khi thu hút nhân tài vũ trụ về nước làm việc. Ảnh: Tiền phong

Một trong những vấn đề nổi cộm là sự chênh lệch nghiêm trọng giữa chi phí đào tạo và thu nhập của kỹ sư khi trở về làm việc trong nước.


PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, chia sẻ: “Một cán bộ đi học thạc sĩ chuyên sâu hai năm ở nước ngoài tốn khoảng 5 - 6 tỷ đồng, nhưng khi về chỉ nhận lương Nhà nước khoảng 7–8 triệu đồng/tháng. Chưa có ưu đãi gì đáng kể”.


Mức thu nhập này không chỉ gây hụt hẫng cho người được đào tạo mà còn là rào cản lớn trong việc giữ chân và thu hút nhân tài – đặc biệt khi họ có nhiều cơ hội tốt hơn ở nước ngoài với mức thu nhập gấp hàng chục lần.


Không chỉ vướng mắc ở vấn đề đãi ngộ, môi trường làm việc cũng là yếu tố then chốt. Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), thẳng thắn nhận định: “Làm sao thu hút được nhân tài, nếu có môi trường thông thoáng, chúng ta sẽ thu hút được. Số đông trí thức Việt Nam ở nước ngoài muốn về nước nhưng nhiều người chưa về vì cơ chế, môi trường không thuận lợi cho họ”.


DSC00777.jpeg
Tiến sĩ Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN, chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Tiền phong

Theo ông, nếu giải quyết được vấn đề cơ chế, chúng ta sẽ làm được nhiều hơn với công nghệ không gian. Đây cũng là ý kiến được Tiến sĩ Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đưa ra.


Ông đề xuất áp dụng “sandbox” theo Nghị quyết 193 của Quốc hội, cho phép thử nghiệm các mô hình quản lý linh hoạt. Trong đó, Tổng công trình sư được giao toàn quyền – từ tài chính đến chuyên môn – để dẫn dắt các dự án lớn. “Có thể là người Việt hay người nước ngoài, miễn là có kinh nghiệm, năng lực, uy tín”.


Giới trẻ thờ ơ với khoa học cơ bản và công nghệ vũ trụ


Một mối lo khác là thiếu hụt lực lượng kế cận. Tiến sĩ Nguyễn Quân chia sẻ: “Giới trẻ Việt Nam gần như không quan tâm đến công nghệ vũ trụ. Không có động lực học toán, vật lý, thiên văn. Nếu chạy theo lợi nhuận thị trường, sẽ không có ai làm nghiên cứu cơ bản”.


Ông Lý Hoàng Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật và Công nghệ, Bộ KH&CN, xác nhận tỷ lệ sinh viên chọn ngành khoa học cơ bản rất thấp.


Trong khi đó, theo bà Lê Thanh Hương – Tổng Giám đốc Công ty Sao Vega, sinh viên sẽ không học nếu ngành đó không có thị trường, không được truyền thông.


Bà cũng chỉ ra bất cập giữa đào tạo và thực tiễn, đó là doanh nghiệp cần sinh viên biết AI, tiếng Anh, GIS... nhưng chương trình đào tạo lại chưa cập nhật.


Do đó, giải pháp căn cơ là đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có hệ thống, lâu dài. Tiến sĩ Nguyễn Quân nhắc lại thời bao cấp, Nhà nước có chính sách tốt, nhiều người được đi học toán, vật lý, hóa học và chúng ta có những nhà khoa học tài năng. Trong khi đó, hiện nay, nếu để tự do, lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và công nghệ cao rất khó có người giỏi.


“Phải dành một phần rất lớn ngân sách cho đào tạo cả cán bộ kỹ thuật lẫn chuyên gia thì mới đảm đương được các công việc mà Chính phủ kỳ vọng. Nếu không, sẽ không có đội ngũ trẻ, giỏi để kế cận các nhà khoa học hiện tại”, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ.


DSC01080.jpeg
Tiến sĩ Nguyễn Lương Quang (trái) và Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền "hiến kế" để phát triển nguồn nhân tài vũ trụ Việt Nam. Ảnh: Tiền phong

Từ kinh nghiệm cá nhân, Tiến sĩ Nguyễn Lương Quang, Viện năng lượng nguyên tử và năng lượng thay thế - CEA Paris-Saclay (Pháp) gợi ý nên bổ sung các hình thức đào tạo mới như hackathon, trường chuyên đề và vườn ươm startup công nghệ.


Ông cũng dẫn chứng Nhóm Vật lý thiên văn SAGI ở Quy Nhơn đã thu hút được hơn 200 nhà học nước ngoài tham gia và cùng làm việc trong 3 năm qua dù điều kiện không thuận lợi như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh.


Dự án trả lương cho các nhà nghiên cứu sau tiến sĩ ngang với quốc tế, để họ toàn quyền quyết định việc họ làm và đầu tư cho nghiên cứu của họ.


Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Lê Thanh Hương đề xuất loạt giải pháp cụ thể: tích hợp công nghệ vũ trụ vào chương trình chuyển đổi số quốc gia; cơ chế miễn trừ trách nhiệm trong ứng dụng dữ liệu vệ tinh để khuyến khích doanh nghiệp; tổ chức chương trình phổ cập kiến thức vũ trụ; ưu tiên đặt hàng nghiên cứu từ doanh nghiệp trong nước.


Ngành công nghệ vũ trụ Việt Nam đang ở giai đoạn bản lề. Cơ hội lớn chưa chắc biến thành thành tựu nếu không giải được bài toán nhân lực.


“Nếu không có chiến lược, không thu hút được doanh nghiệp, nhà khoa học Việt Nam, sẽ không thể đạt mục tiêu của Nghị quyết 57, đó là đưa Việt Nam trở thành nước phát triển thu nhập cao vào năm 2045”, Tiến sĩ Nguyễn Quân kết luận.









Dao tao ky su tre nganh vu tru 5-6 ty dong, ve nuoc nhan luong 7-8 trieu dong


Con so tren duoc PGS.TS Pham Anh Tuan, Tong Giam doc Trung tam Vu tru Viet Nam chia se tai su kien moi day, cho thay nhung rao can khong nho de thu hut nhan tai vu tru ve nuoc lam viec.

Đào tạo kỹ sư trẻ ngành vũ trụ 5-6 tỷ đồng, về nước nhận lương 7-8 triệu đồng

Con số trên được PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam chia sẻ tại sự kiện mới đây, cho thấy những rào cản không nhỏ để thu hút nhân tài vũ trụ về nước làm việc.
Đào tạo kỹ sư trẻ ngành vũ trụ 5-6 tỷ đồng, về nước nhận lương 7-8 triệu đồng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: