Theo đó, tổ tiên của nhện, loài Mollisonia symmetrica, được xác định đã tồn tại cách đây khoảng 500 triệu năm và đáng chú ý, chúng là sinh vật biển chứ không phải trên cạn như các giả thuyết trước đây.
' %2F%3E%3C%2Fsvg%3E)
Nghiên cứu do các nhà khoa học từ Đại học Arizona, Cao đẳng Lycoming (Mỹ) và King's College London (Anh) thực hiện, đã sử dụng kỹ thuật hiển vi quang học hiện đại để chụp lại hình ảnh hệ thần kinh trung ương của hóa thạch Mollisonia.
Kết quả cho thấy cấu trúc thần kinh của sinh vật này có những đặc điểm tương đồng nổi bật với não bộ của các loài nhện hiện đại.
Giáo sư Nicholas Strausfeld, chuyên gia thần kinh học tiến hóa tại Đại học Arizona, nhấn mạnh: "Não của loài nhện có cấu trúc rất đặc biệt, không giống bất kỳ loài nào khác trên Trái Đất".
Ông giải thích, điểm mấu chốt nằm ở cách sắp xếp các trung tâm thần kinh tỏa ra từ một bộ phận ở chính giữa, khiến chúng tách biệt so với cua, cũng như các loài giáp xác hay côn trùng khác.
Bên cạnh đó, hóa thạch Mollisonia còn cho thấy hệ thần kinh của loài đã chi phối các chi và miệng giống như càng, khá giống với răng nanh ở nhện hiện đại. Điều này cũng gợi ý rằng Mollisonia có thể thuộc nhóm hình nhện cổ đại, cùng nhánh tiến hóa với cua móng ngựa và nhện biển.
' %2F%3E%3C%2Fsvg%3E)
Trước đây, hóa thạch lâu đời nhất được ghi nhận của một loài nhện là một con bọ cạp cổ, sống cách đây 430 triệu năm, đã thích nghi với môi trường trên cạn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy quá trình phân hóa và phát triển cấu trúc não của nhện có thể đã bắt đầu từ hàng chục triệu năm trước đó, khi tổ tiên của chúng vẫn còn ở dưới biển.
Giới khoa học cũng đặt ra giả thuyết rằng cấu trúc não đặc biệt của Mollisonia có thể đã giúp tổ tiên của loài nhện thích nghi tốt hơn khi chuyển từ môi trường nước lên đất liền.
Theo đó, những kết nối thần kinh ngắn giữa não và các chi có thể giúp sinh vật điều khiển chuyển động linh hoạt hơn, hỗ trợ cho các hành vi như di chuyển, săn mồi hay sau này là giăng tơ.
Giáo sư Strausfeld nhận định: "Có thể những con nhện đầu tiên sống trên cạn đã săn mồi là côn trùng và rết, từ đó thúc đẩy côn trùng tiến hóa để biết bay nhằm tránh bị săn đuổi. Ngược lại, nhện cũng tiến hóa theo, phát triển khả năng giăng lưới để bắt con mồi từ trên không".
Hành trình từ đáy đại dương đến ngọn cây qua hàng trăm triệu năm cho thấy loài nhện là một trong những nhóm sinh vật có khả năng thích nghi và tiến hóa mạnh mẽ nhất trong giới động vật không xương sống.
Theo
www.sciencealert.com