Thị trường bộ nhớ toàn cầu đang bước vào một cuộc tái cấu trúc quy mô lớn, khi các nhà sản xuất đồng loạt chuyển hướng sang dòng sản phẩm hiệu năng cao dành cho doanh nghiệp. Xu hướng này không chỉ làm gia tăng rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng mà còn gây áp lực đáng kể lên chi phí - đặc biệt với các lĩnh vực hạ tầng số và dịch vụ cần tốc độ triển khai nhanh.
Khi các ông lớn tái định hình thị trường
Nửa cuối năm 2025 chứng kiến những điều chỉnh chiến lược rõ rệt từ ba ông lớn ngành bộ nhớ: Samsung, SK hynix và Micron. Theo TrendForce (7/2025), cả ba hãng đang tập trung nguồn lực vào DDR5, HBM3E và SSD doanh nghiệp, đồng thời thu hẹp đáng kể các dòng DRAM truyền thống như DDR4.
Samsung tiếp tục dẫn đầu xu thế khi mở rộng sản xuất DRAM DDR5 14nm EUV và tăng tốc thương mại hóa HBM3E 12-Hi, phục vụ hệ thống AI thế hệ mới và nền tảng GPU cao cấp. Hãng cũng tái phân bổ NAND, cắt giảm dần các model cũ để ưu tiên sản phẩm phục vụ AI, HPC và hạ tầng cloud hiện đại.
SK hynix đẩy mạnh chiến lược tập trung vào bộ nhớ băng thông cao, giảm mạnh sản lượng DDR4 từ quý II/2025. Đáng chú ý, toàn bộ sản lượng HBM3E của hãng trong năm 2025 gần như đã được đặt mua hết. SK hynix cũng đã bước vào đàm phán đơn hàng cho năm 2026, báo hiệu nguồn cung HBM sẽ ngày càng khan hiếm, kéo theo sự thu hẹp của các dòng DRAM truyền thống.
Micron, dù không nổi bật ở phân khúc HBM, vẫn giữ vai trò quan trọng ở mảng SSD doanh nghiệp và DRAM DDR4. Hãng công bố kế hoạch ngừng một số dòng DRAM công nghiệp, với các lô hàng cuối cùng dự kiến xuất xưởng trong quý I/2026. Quá trình rút gọn danh mục sản phẩm truyền thống đang diễn ra nhanh hơn so với dự báo ban đầu.
Samsung tiếp tục tăng tốc mở rộng sản xuất DRAM DDR5 Nghịch lý cung - cầu: Thiếu hàng nhưng vẫn chờ giá giảm
Việc các nhà sản xuất đồng loạt điều chỉnh chiến lược đang làm thay đổi cán cân cung - cầu, đặc biệt ở phân khúc DRAM truyền thống. Mặc dù Samsung và SK hynix lên kế hoạch giảm sản lượng DDR4 để ưu tiên DDR5 và HBM, cả hai vẫn buộc phải tạm hoãn do nhu cầu từ các hệ thống cũ còn lớn. Tuy nhiên, đây chỉ là điều chỉnh ngắn hạn nhằm cân đối nguồn cung khi DDR4 vẫn giữ mức cầu ổn định.
Tình trạng khan hiếm và áp lực giá đang lan sang các dòng sản phẩm khác. Theo TrendForce, giá HBM có thể tăng 15–20% trong quý III/2025 do nhu cầu AI tiếp tục tăng cao. DDR5 tuy tăng giá chậm hơn nhưng vẫn duy trì đà ổn định nhờ làn sóng nâng cấp từ các trung tâm dữ liệu và nền tảng AI.
Áp lực cung ứng cũng lan sang bộ nhớ trên thiết bị đầu cuối. Các dòng LPDDR4X, LPDDR5X và GDDR6 đều ghi nhận mức tăng giá trong quý III/2025, chủ yếu do sản lượng bị cắt giảm hoặc chuyển sang thế hệ mới. Điều này phản ánh xu hướng rõ rệt: các nhà sản xuất đang chuyển dần nguồn lực sang sản phẩm hiệu năng cao, gây hiệu ứng dây chuyền khan hiếm và biến động giá trên toàn thị trường, từ thiết bị tiêu dùng đến hệ thống doanh nghiệp.
Chiến lược siết cung và chuyển sang phân khúc cao cấp đang đẩy thị trường vào trạng thái nghịch lý: nhu cầu thực vẫn lớn, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn thận trọng trong quyết định mua vào vì kỳ vọng giá sẽ có thể giảm. Trong khi đó, các hãng lại duy trì sản lượng thấp, tập trung vào DDR5, HBM và SSD enterprise - những dòng sản phẩm có biên lợi nhuận cao hơn. Kết quả là thị trường rơi vào trạng thái “chờ nhau”: bên mua trì hoãn, bên bán giữ hàng. Nếu cung - cầu lệch pha, chuỗi cung ứng có nguy cơ gián đoạn và doanh nghiệp sẽ phải mua với giá cao hơn khi thị trường đảo chiều.
RAM Samsung DDR4 trên mainboard Gigabyte MD71‑HB1 chuyên dụng cho máy chủ Chiến lược bộ nhớ hiệu quả cho doanh nghiệp vận hành hạ tầng số
Khi thị trường bước vào chu kỳ giá mới, việc lựa chọn đúng thời điểm và dòng sản phẩm phù hợp trở thành yếu tố then chốt với các doanh nghiệp vận hành hạ tầng số.
Trong giai đoạn chuyển giao công nghệ, nếu hệ thống chưa sẵn sàng nâng cấp lên DDR5, việc chủ động dự phòng DRAM DDR4 hoặc RAM công nghiệp vẫn là giải pháp thiết thực để duy trì hoạt động ổn định.
Với HBM - dòng bộ nhớ băng thông cao có tiềm năng lớn, doanh nghiệp chỉ nên cân nhắc đầu tư khi triển khai các hệ thống AI hoặc HPC chuyên sâu, bởi chi phí cao và chu kỳ nâng cấp nhanh dễ dẫn đến lãng phí.
Ngoài ra, việc theo sát lộ trình EOL (ngừng sản xuất) và định hướng phát triển sản phẩm từ các nhà sản xuất lớn, đặc biệt là Samsung, thương hiệu dẫn đầu toàn cầu về DRAM và NAND cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quản trị rủi ro và đảm bảo nguồn cung.
VDO - Đối tác phân phối chính thức của Samsung tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần VDO là đối tác phân phối chính thức của Samsung DSSEA trong lĩnh vực bộ nhớ, cung cấp sản phẩm chính hãng, xuất xứ rõ ràng, đầy đủ chính sách bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật và đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng từ Samsung.
Không chỉ là đơn vị phân phối, VDO đã triển khai thành công nhiều đơn hàng Samsung DRAM và NAND cho các hệ thống GPU Server, AI Server, HCI, HPC - phân khúc đòi hỏi cao về hiệu năng, độ ổn định và xác minh nguồn gốc sản phẩm.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bộ nhớ server và RAM công nghiệp, VDO hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn cấu hình phù hợp, tối ưu chi phí và đảm bảo chuỗi cung ứng ổn định - yếu tố then chốt trong bối cảnh thị trường bộ nhớ liên tục biến động.
Liên hệ: https://dis.vdo.com.vn/
(Nguồn: Công ty Cổ phần VDO)