Trong cơn bão Yagi xảy ra vào năm 2024, nhiều hình ảnh đã ghi lại các công trình làm bằng kính vỡ vụn khi không chịu nổi sức gió lên đến cấp 12, 13 giật cấp 15 khi đổ bộ vào Quảng Ninh.
Hàng nghìn mảnh kính vỡ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng đối với những người đang ở bên trong các công trình có cửa kính lớn.
' %2F%3E%3C%2Fsvg%3E)
Nhiều ý kiến cho rằng khi đối diện với cơn bão lớn, các cửa kính sẽ bị ép cong do tác động của áp suất lưu thông không khí, vì vậy cần mở cửa hé khi thấy các dấu hiệu cong, phồng của cửa kính để tránh vỡ kính.
CBS News dẫn lời TS David Henderson - Trạm thử nghiệm lốc xoáy của Đại học James Cook với 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu, về mặt lý thuyết việc mở cửa trong cơn bão có thể khiến áp suất có thể lưu thông giữa không gian bên ngoài và trong nhà, từ đó giữ cho mái nhà được hút chặt vào thân công trình phía dưới.
Tuy nhiên, về mặt thực tế thì phương pháp này không có hiệu quả.
“Hướng gió trong những cơn bão có thể thay đổi nhanh chóng. Nếu có cửa sổ mở hoặc không gian hở, cửa sổ có thể trở thành tác nhân tích cực trong việc thổi bay mái nhà vì gió thổi mạnh, gây áp lực lên công trình và giật tung mái nhà”, TS Henderson cho biết.
Khi xảy ra lốc xoáy hoặc gió mạnh, không gian bên trong sẽ có sự lưu thông không khí dữ dội, gây ra các hiện tượng căng phồng cửa kính. Tuy nhiên, không phải áp suất bên trong không gian kín mà gió mạnh mới chính là nguyên nhân gây ra những thiệt hại cho cửa kính.
' %2F%3E%3C%2Fsvg%3E)
Theo nghiên cứu của Đại học McGill ở Canada, gió mạnh cuốn theo nhiều vật nặng, quật vào cửa kính mới là nguyên nhân gây vỡ cửa kính. Vì vậy, quan điểm “mở cửa kính khi có bão” là không có tác dụng thực tế..
Khi ở bên trong các công trình có cửa kính trong khu vực bão, việc đóng chặt cửa sẽ giúp ngôi nhà hoặc không gian đó có thêm một lớp bảo vệ người và tài sản bên trong.
Văn phòng Khoa học và Xã hội của Đại học McGill chia sẻ: “Nếu nhà chúng ta là những cái hộp mở tung và chúng ta có thể tạo những khoảng mở lớn ở cả phía gió vào và phía khuất gió, thì phần lớn gió sẽ thổi thẳng qua, làm giảm áp lực lên kết cấu nhà.
Nhưng nhà chúng ta đâu phải những cái hộp mở tung. Các lối và cửa giữa các phòng, tủ, đồ đạc, góc… khiến gió vào nhà không thể thổi thẳng qua mà sẽ va vào các bức tường và những thứ khác”.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng đưa ra khuyến nghị trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt, cách tốt nhất vẫn là tránh xa các khu vực cửa kính và di chuyển đến nơi an toàn như các tầng thấp hơn.
Một trong những nguy hiểm lớn nhất trong bão và lốc xoáy là mảnh vỡ từ các vật thể làm con người, động vật bị thương. Bất cứ thứ gì từ cành cây đến ngói mái đều có thể trở thành vật gây nguy hiểm trong điều kiện gió mạnh.
Theo
www.cbsnews.com