Ảnh Mặt Trời chụp ở khoảng cách gần nhất

Trong chuyến bay chỉ cách bề mặt Mặt Trời 6,1 triệu km vào tháng 12 năm ngoái, tàu Parker chụp loạt ảnh gần nhất ghi lại những đặc điểm quan trọng của ngôi sao.


NASA hôm 10/7 công bố ảnh chụp gần nhất từ trước đến nay của Mặt Trời, chụp bởi tàu thăm dò Parker Solar Probe ở khoảng cách chỉ 6,1 triệu km từ bề mặt ngôi sao. Những hình ảnh mới hé lộ các đặc điểm quan trọng của gió Mặt Trời, giúp nhà khoa học hiểu rõ hơn nguồn gốc của hiện tượng thời tiết vũ trụ bí ẩn này và tác động của nó đến sự sống trên Trái Đất.


Gió mặt trời là dòng hạt tích điện, chủ yếu là proton và electron, phát ra liên tục từ lớp ngoài cùng của khí quyển Mặt Trời, gọi là vành nhật hoa. Dòng vật chất này lao qua hệ Mặt Trời với tốc độ hơn 1,6 triệu km/giờ, kết hợp với từ trường và vật chất phóng ra từ Mặt Trời để tạo ra cực quang, làm mỏng khí quyển hành tinh, sản sinh dòng điện có thể gây nhiễu mạng lưới điện trên Trái Đất. Việc hiểu và dự đoán thời tiết vũ trụ rất quan trọng để bảo vệ phi hành gia và tàu vũ trụ, giảm thiểu gián đoạn đối với cơ sở hạ tầng do hoạt động mạnh của Mặt Trời gây ra.


Phóng năm 2018, tàu Parker là tàu vũ trụ đầu tiên tiến vào vành nhật hoa của Mặt Trời. Trang bị hàng loạt thiết bị khoa học như Máy chụp ảnh trường rộng cho tàu thăm dò Mặt Trời (WISPR) và Hệ thống đo gió mặt trời (SWEAP), tàu thăm dò không người lái chịu đựng nhiệt độ nóng bỏng và bức xạ mạnh để cung cấp cho các nhà nghiên cứu trên Trái Đất dữ liệu chi tiết về Mặt Trời và vùng xung quanh nó.


Trong lần bay qua Mặt Trời gần nhất vào ngày 24/12/2024, tàu Parker chụp những bức ảnh cho thấy cách gió mặt trời hoạt động ngay sau khi rời khỏi vành nhật hoa và ghi lại va chạm giữa bong bóng plasma khó dự đoán trước và từ trường, gọi là cơn phun trào vành nhật hoa (CME).


"Trong loạt ảnh, chúng tôi thấy CME cơ bản đang chất đống lên nhau", Angelos Vourlidas, nhà khoa học thiết bị WISPR tại Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng Johns Hopkins, cho biết. "Chúng tôi đang sử dụng điều này để tìm hiểu cách CME hợp nhất với nhau".


Có hai loại gió mặt trời: gió mặt trời nhanh di chuyển với tốc độ lên tới 800 km/giây, tạo ra dòng vật chất tương đối đồng nhất. Trong khi đó, gió mặt trời chậm dày đặc và khó đoán hơn, thổi từng cơn thay vì dòng chảy liên tục. Dữ liệu trước đó từ tàu Parker cho thấy loại gió nhanh tăng cường độ gần Mặt Trời, kết hợp nhiễu loạn ở dạng từ trường hình zigzag (switchback) ở khoảng cách 23,6 triệu km từ bề mặt. Nhiễu loạn như vậy xuất phát từ các phễu từ tạo bởi các mảng nhìn thấy được trên bề mặt Mặt Trời.


Tuy nhiên, gió mặt trời chậm vẫn còn là một bí ẩn. Các quan sát trước đây chỉ ra có thể tồn tại hai loại gió mặt trời chậm gồm Alfvénic (có switchback từ nhỏ) và phi Alfvénic (không có switchback). Trong lần bay qua gần nhất, tàu Parker Solar Probe cuối cùng đã xác nhận giả thuyết này.


Hơn nữa, loạt ảnh chi tiết mới giúp các nhà khoa học hiểu rõ nguồn gốc của từng hiện tượng riêng biệt. Gió Alfvénic có thể xuất phát từ lỗ ở vùng mát hơn của vành nhật hoa còn gió phi Alfvénic có thể đến từ vòng từ nóng gọi là dòng chảy mũ bảo hiểm.


Tàu thăm dò Parker sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu khi quay quanh Mặt Trời và dự kiến đi qua điểm cận nhật, điểm gần bề mặt Mặt Trời nhất vào ngày 15/9.


An Khang (Theo Live Science, NASA)









Anh Mat Troi chup o khoang cach gan nhat


Trong chuyen bay chi cach be mat Mat Troi 6,1 trieu km vao thang 12 nam ngoai, tau Parker chup loat anh gan nhat ghi lai nhung dac diem quan trong cua ngoi sao.

Ảnh Mặt Trời chụp ở khoảng cách gần nhất

Trong chuyến bay chỉ cách bề mặt Mặt Trời 6,1 triệu km vào tháng 12 năm ngoái, tàu Parker chụp loạt ảnh gần nhất ghi lại những đặc điểm quan trọng của ngôi sao.
Ảnh Mặt Trời chụp ở khoảng cách gần nhất
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: