18 năm vô sinh, AI quét 8 triệu ảnh tìm thấy tinh trùng

Câu chuyện của một cặp đôi mang thai nhờ công nghệ STAR, hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng phát hiện tinh trùng siêu nhỏ, không chỉ là thành tựu của khoa học, mà còn là minh chứng cho sức mạnh của hy vọng trước tuyệt vọng.


Thiết kế chưa có tên.jpg
Ảnh minh họa Internet.

18 năm lặng lẽ chờ phép màu


Với nhiều cặp đôi hiếm muộn, câu nói còn nước còn tát không chỉ là lời động viên mà là triết lý sống một cuộc chạy đua của niềm tin.


Nhưng với người đàn ông trong câu chuyện này, điều đó từng trở nên vô nghĩa. Anh được chẩn đoán mắc chứng azoospermia toàn phần tức hoàn toàn không có tinh trùng trong tinh dịch.


Trong những mẫu tinh dịch hiếm hoi có tinh trùng, số lượng cũng chỉ rải rác vài cá thể quá ít để thực hiện bất kỳ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nào, kể cả thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) .


“Chúng tôi đã thử mọi cách. Nhiều năm điều trị, nhiều vòng IVF, mỗi lần đều là một cuộc đặt cược của hy vọng và rồi thất vọng”, người vợ chia sẻ. “Dần dần, chúng tôi học cách sống mà không chờ đợi nữa. Vẫn yêu nhau, vẫn đi cùng nhau, nhưng đứa trẻ đã trở thành một giấc mơ xa vời”.


Trong hoàn cảnh tưởng chừng tuyệt vọng ấy, họ đồng ý thử một lựa chọn cuối cùng công nghệ STAR, viết tắt của Sperm Tracking and Recovery, một hệ thống trí tuệ nhân tạo do các chuyên gia tại Trung tâm Sinh sản thuộc Đại học Columbia (Mỹ) phát triển.


AI tìm thấy sự sống từ điều nhỏ bé nhất


Khác với các phương pháp thủ công vốn dựa vào kính hiển vi, STAR được thiết kế để hoạt động như một bộ não nhân tạo, có khả năng chụp tới 8 triệu hình ảnh trong chưa đầy một giờ.


Sau đó phân tích bằng mô hình học máy để xác định vị trí và hoạt động của từng tinh trùng kể cả những cá thể yếu ớt và hiếm hoi nhất.


“Có mẫu chúng tôi từng mất hai ngày để tìm tinh trùng mà vẫn không thấy gì. Nhưng STAR chỉ mất một giờ để phát hiện tới 44 tinh trùng”, bác sĩ Williams kể lại. “Ngay lúc đó, chúng tôi biết công nghệ này sẽ thay đổi cục diện”.


Trong số các tinh trùng tìm thấy, 3 cá thể khỏe mạnh nhất được chọn để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Và điều kỳ diệu đã xảy ra khi người vợ mang thai, một thai kỳ hoàn toàn tự nhiên, không biến chứng.


“Tôi phải nhìn thấy hình ảnh siêu âm mới dám tin”, cô xúc động. “Mỗi sáng thức dậy, tôi vẫn không thể tin mình đang mang trong mình một sinh linh. Nhưng đúng là vậy sau 18 năm”.


Câu chuyện không chỉ mang lại hy vọng cho cặp đôi, mà còn mở ra triển vọng mới cho hàng triệu người mắc chứng vô tinh trùng trên thế giới.


STAR không tạo ra tinh trùng, nhưng có thể tối ưu hóa việc tìm kiếm và khai thác những gì tưởng như đã mất.


Trong thời đại mà AI được bàn nhiều về rủi ro và kiểm soát, công nghệ như STAR cho thấy trí tuệ nhân tạo, khi đặt đúng nơi, có thể mang lại không chỉ kết quả mà cả sự sống, hy vọng và một tương lai.


(Theo CNN)









18 nam vo sinh, AI quet 8 trieu anh tim thay tinh trung


Cau chuyen cua mot cap doi mang thai nho cong nghe STAR, he thong tri tue nhan tao co kha nang phat hien tinh trung sieu nho, khong chi la thanh tuu cua khoa hoc, ma con la minh chung cho suc manh cua hy vong truoc tuyet vong.

18 năm vô sinh, AI quét 8 triệu ảnh tìm thấy tinh trùng

Câu chuyện của một cặp đôi mang thai nhờ công nghệ STAR, hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng phát hiện tinh trùng siêu nhỏ, không chỉ là thành tựu của khoa học, mà còn là minh chứng cho sức mạnh của hy vọng trước tuyệt vọng.
18 năm vô sinh, AI quét 8 triệu ảnh tìm thấy tinh trùng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: