NASA xác định nguyên nhân khiến sự sống trên Sao Hỏa chết yểu

Các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân khiến CO₂ bị hút khỏi khí quyển trên Sao Hỏa, khiến hành tinh này lạnh đi nhanh chóng, và không thể duy trì điều kiện sống.


Manh mối từ quá khứ "bất ổn" của Sao Hỏa


NASA xác định nguyên nhân khiến sự sống trên Sao Hỏa chết yểu - 1

Sao Hỏa từ lâu đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học, khi nó được xem là "hành tinh chị em" với Trái Đất nhờ có nhiều đặc điểm tương đồng, bao gồm ngày dài gần bằng nhau, trục nghiêng sinh ra mùa, và đặc biệt là dấu tích của hệ thống sông hồ cổ đại.


Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, hàng chục năm nghiên cứu và thám hiểm vẫn chưa phát hiện bằng chứng chắc chắn về sự sống, dù chỉ là vi khuẩn. Vậy điều gì đã khiến một hành tinh từng có nước dạng lỏng lại trở nên hoang mạc lạnh giá, khô cằn như hiện tại?


Câu trả lời bước đầu có thể nằm ở phát hiện mới từ tàu thám hiểm Curiosity của NASA, khi nó ghi nhận sự hiện diện của đá cacbonat, loại đá phổ biến trên Trái Đất với khả năng hấp thụ khí CO₂ từ khí quyển và giữ lại trong lòng đất.


Đây là một trong những "mảnh ghép" còn thiếu trong quá trình dựng lại lịch sử khí hậu của Sao Hỏa. Trên Trái Đất, chu trình khí hậu được điều hòa bởi một quá trình cân bằng.


Ban đầu, khí CO₂ từ núi lửa thoát ra sẽ làm ấm bầu khí quyển, nước mưa kết hợp với CO₂ tạo thành axit nhẹ ăn mòn đá, hình thành cacbonat, và cuối cùng các khoáng vật này bị chôn vùi trong lớp vỏ Trái Đất. Về sau, núi lửa tiếp tục "tái chế" CO₂ qua các đợt phun trào.


Ngược lại, mô hình khí hậu mới trên Sao Hỏa cho thấy hoạt động núi lửa yếu hơn nhiều, khiến quá trình tái tạo khí nhà kính không diễn ra đủ mạnh. Khi CO₂ bị "hút" vào đá cacbonat mà không được bổ sung, Sao Hỏa dần mất đi lớp khí quyển giữ nhiệt, dẫn đến suy giảm hiệu ứng nhà kính tự nhiên, khiến nước đóng băng hoặc bốc hơi.


Kết quả là hành tinh này chuyển từ một nơi ẩm ướt, có tiềm năng nuôi dưỡng sự sống, sang một thế giới khô lạnh kéo dài hàng trăm triệu năm, và mọi điều kiện sống bị huỷ diệt.


Phát hiện đá cacbonat không chỉ là bằng chứng về biến đổi khí hậu cổ đại trên hành tinh Đỏ, mà còn cho thấy sự mất cân bằng khí quyển có thể là nguyên nhân trực tiếp khiến sự sống không thể nảy sinh hoặc duy trì.


Thách thức tìm kiếm dấu vết sự sống trên hành tinh Đỏ


NASA xác định nguyên nhân khiến sự sống trên Sao Hỏa chết yểu - 2

Dù Sao Hỏa có thể từng trải qua những giai đoạn có nước dạng lỏng, nghiên cứu cho thấy các điều kiện này chỉ diễn ra trong những khoảng thời gian ngắn và rải rác, giống như những "ốc đảo" nhỏ giữa sa mạc mênh mông.


TS Edwin Kite, nhà khoa học hành tinh tại Đại học Chicago, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết các "khoảnh khắc sinh sống được" này không phải là quy luật, mà chỉ là ngoại lệ hiếm hoi.


Các mô hình cho thấy ngay sau những thời kỳ có nước là các giai đoạn khô hạn kéo dài tới 100 triệu năm. Đây là một khoảng thời gian quá dài và bất lợi để duy trì bất kỳ dạng sống bền vững nào.


Tuy nhiên, khả năng sự sống tồn tại dưới lòng đất vẫn chưa bị loại, bỏ do nơi đây có thể giữ nước dạng lỏng. Việc phát hiện dấu hiệu của đá cacbonat tại miệng hồ cổ bởi tàu Perseverance, đang thám hiểm một châu thổ khô cạn, càng củng cố lập luận rằng các điều kiện sống tạm thời đã từng tồn tại trên Sao Hỏa.


Nhưng để xác định chính xác sự sống có từng xuất hiện hay không, các nhà khoa học tin rằng cần phải mang mẫu đá từ Sao Hỏa về Trái Đất để phân tích chi tiết hơn. Các sứ mệnh Mars Sample Return của NASA và Trung Quốc đang được gấp rút chuẩn bị, hứa hẹn mở ra cuộc đua khoa học mới trong thập kỷ tới.


Theo www.sciencealert.com







NASA xac dinh nguyen nhan khien su song tren Sao Hoa "chet yeu"


Cac nha khoa hoc tim ra nguyen nhan khien CO₂ bi hut khoi khi quyen tren Sao Hoa, khien hanh tinh nay lanh di nhanh chong, va khong the duy tri dieu kien song.

NASA xác định nguyên nhân khiến sự sống trên Sao Hỏa "chết yểu"

Các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân khiến CO₂ bị hút khỏi khí quyển trên Sao Hỏa, khiến hành tinh này lạnh đi nhanh chóng, và không thể duy trì điều kiện sống.
NASA xác định nguyên nhân khiến sự sống trên Sao Hỏa chết yểu
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: