Chuyển đổi số trong lĩnh vực khí tượng thủy văn

Đài khí tượng thủy văn Quảng Bình đang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số (CĐS) bằng cách hiện đại hóa, tự động hóa các hệ thống quan trắc, truyền tin và ứng dụng các phần mềm, CNTT để rút ngắn thời gian dự báo, tăng độ tin cậy của bản tin.


Quảng Bình là địa phương nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều, có đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi dày đặc... Với đặc điểm khí hậu, địa hình khá phức tạp, Quảng Bình thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Do vậy, công tác dự báo thông tin, diễn biến thời tiết luôn được chính quyền và người dân quan tâm.


Trước đây, khi CNTT, khoa học chưa phát triển, việc thu thập thông tin và số liệu KTTV gặp nhiều khó khăn. Các thông tin phục vụ công tác dự báo chủ yếu qua radio, số liệu thu qua máy icom và ghi chép vào sổ nhật ký. Hệ thống trạm KTTV trên địa bàn thưa thớt, quan trắc chủ yếu bằng thủ công.


Nhưng giờ đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ nên việc tiếp nhận thông tin rất thuận lợi. Mạng lưới trạm KTTV được lắp đặt nhiều hơn, trang thiết bị cũng được đầu tư hiện đại giúp cho Đài KTTV Quảng Bình làm dự báo nhanh, hiệu quả, chính xác hơn. Nhờ đó, các dự báo viên của đài đã xây dựng phần phềm khai thác số liệu phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo chính xác.


Quảng bình 1.jpg
Cán bộ Trạm khí tượng Đồng Hới theo dõi tình hình thời tiết trên địa bàn.

Giám đốc Đài KTTV Quảng Bình Ngô Hải Dương cho biết: “Thực hiện chủ trương CĐS của Bộ Tài nguyên - Môi trường, Tổng cục KTTV, Đài KTTV Quảng Bình cũng từng bước thực hiện CĐS. Theo đó, các bản tin được thực hiện bằng CNTT chứ không làm trên giấy như trước đây. Đơn vị và các trạm trực thuộc đã thực hiện trên máy tính, ứng dụng CNTT để số hóa các bản tin, số liệu quan trắc KTTV… theo quy định.


Để làm được việc này, hằng năm, chúng tôi phải xây dựng các phương án dự báo, cảnh báo rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh và các vùng mà đài quản lý. Khi xây dựng phương án đó thì đơn vị cũng bám sát thực tế, ứng dụng CNTT để xây dựng nên 1 phương án phù hợp nhất, bảo đảm yếu tố nhanh, gọn”.


Trạm KT Đồng Hới là trạm KT hạng 1, phát báo quốc tế với đầy đủ các yếu tố KT, như: Quan trắc nhiệt độ, thời gian nắng, mưa, độ ẩm không khí… Trước đây, để có các số liệu, cán bộ tại trạm phải thường xuyên ghi chép thông tin theo mẫu quy định nên hạn chế rất nhiều đến việc cung cấp số liệu chính xác, nhanh chóng cho các dự báo viên.


Trạm trưởng Trạm KT Đồng Hới Nguyễn Thị Trường Giang chia sẻ: “Ngoài các thiết bị thủ công, những năm gần đây, trạm đã được trang bị hệ thống đo đếm KT tự động. Nhờ đó, số liệu quan trắc được cập nhật tức thời, chính xác hơn. Sau khi thu thập số liệu, trạm sẽ mã hóa rồi truyền đi đến các nơi bằng phần mềm chuyên dụng, bảo đảm đầy đủ, chính xác thông tin cho bên dự báo, cảnh báo…”.


Trạm KT Ba Đồn là trạm điều tra cơ bản về KT, cụ thể là quan trắc số liệu các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió… Các số liệu, dữ liệu sau khi quan trắc sẽ được trạm truyền về Đài KTTV Quảng Bình, Khu vực Trung Trung bộ và Tổng cục để phục vụ công tác dự báo.









Chuyen doi so trong linh vuc khi tuong thuy van


Dai khi tuong thuy van Quang Binh dang no luc thuc hien chuyen doi so (CDS) bang cach hien dai hoa, tu dong hoa cac he thong quan trac, truyen tin va ung dung cac phan mem, CNTT de rut ngan thoi gian du bao, tang do tin cay cua ban tin.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực khí tượng thủy văn

Đài khí tượng thủy văn Quảng Bình đang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số (CĐS) bằng cách hiện đại hóa, tự động hóa các hệ thống quan trắc, truyền tin và ứng dụng các phần mềm, CNTT để rút ngắn thời gian dự báo, tăng độ tin cậy của bản tin.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: