Robot thăm dò sao Hỏa của NASA trục trặc sau khi phóng

Mỹ - Robot Perseverance gặp sự cố nhỏ về liên lạc và nhiệt độ, đã tự động kích hoạt "chế độ an toàn".


Robot tự hành Perseverance phóng vào 18h50 ngày 30/7 theo giờ Hà Nội trên lưng tên lửa Atlas V từ Trạm Không quân Cape Canaveral ở Florida, Mỹ, bắt đầu nhiệm vụ Mars 2020. Không lâu sau họp báo sau buổi phóng, NASA xác nhận Perseverance chuyển sang "chế độ an toàn" do chênh lệch nhiệt độ ngoài dự kiến. "Dữ liệu cho thấy tàu vũ trụ tự động kích hoạt chế độ an toàn, nhiều khả năng do một phần con tàu hơi lạnh hơn dự kiến khi Mars 2020 ở trong vùng bóng của Trái Đất. Hiện nay, nhiệt độ ở mức bình thường và tàu vũ trụ đã ra khỏi vùng bóng", NASA cho biết.Nhóm phụ trách dự án tìm ra vấn đề nhiệt độ bắt nguồn tự hệ thống sử dụng freon để giữ mát cho bộ pin hạt nhân của robot tự hành. Do Perserverance bay qua bóng của Trái Đất, nhiệt độ ở hệ thống làm mát thấp hơn so với lúc phóng dưới ánh nắng Mặt Trời. Các chuyên gia sẽ tiếp tục phân tích cẩn thận dữ liệu viễn trắc để kiểm tra lại. Sau khi hoàn thành, họ có thể đưa robot Perserverance về chế độ vận hành.Hôm 31/7, đội phụ trách dự án nhận được thông báo vấn đề liên lạc đã được khắc phục. Trong vài giờ đầu tiên sau khi phóng, dù chuyên viên kiểm soát nhiệm vụ có thể nhận tín hiệu tàu vũ trụ truyền về, tín hiệu không được xử lý đúng cách. Tuy nhiên, tình huống không gây nhiều lo ngại, theo Matt Wallace, phó quản lý dự án Mars 2020 tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA ở California. Nguyên nhân của sự cố liên lạc là do NASA phụ thuộc vào hệ thống gọi là Mạng lưới không gian sâu (DSN) để liên lạc với Perseverance sau khi phóng dù tàu vũ trụ chưa bay vào vùng không gian này.Do DSN bao gồm những ăngten đồ sộ trang bị đầu thu tín hiệu siêu nhạy, tín hiệu từ tàu vũ trụ ở quá gần mạng lưới có thể dội thẳng hệ thống, giống như ai đó hét trực tiếp vào tai bạn. Các kỹ sư cần điều chỉnh cài đặt mạng lưới để xử lý thông tin từ tàu vũ trụ. Robot tự hành Curiosity của NASA cũng từng đối mặt với vấn đề tương tự khi phóng vào năm 2011.Perseverance được lập trình để bay thẳng và ổn định trong ít nhất hai tuần tới. Các chuyên gia có nhiều thời gian để đưa tàu vũ trụ về chế độ vận hành bình thường trước lần điều chỉnh đường bay đầu tiên. Con tàu sẽ cần vượt qua hành trình 7 tháng trong không gian sâu để tới hành tinh đỏ. Sau khi đến sao Hỏa, nó sẽ trải qua quá trình bay xuyên qua khí quyển, hạ thấp và tiếp đất vào ngày 18/2/2021.An Khang (Theo Space)







Robot tham do sao Hoa cua NASA truc trac sau khi phong


My - Robot Perseverance gap su co nho ve lien lac va nhiet do, da tu dong kich hoat "che do an toan".

Robot thăm dò sao Hỏa của NASA trục trặc sau khi phóng

Mỹ - Robot Perseverance gặp sự cố nhỏ về liên lạc và nhiệt độ, đã tự động kích hoạt "chế độ an toàn".
Robot thăm dò sao Hỏa của NASA trục trặc sau khi phóng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: