Mỹ lập kế hoạch phóng các máy bay in 3D cực nhanh vào vũ trụ

Mỹ dự kiến sẽ tạo ra sự đột phá trong kỷ nguyên vũ trụ mới với việc ứng dụng các máy bay không người lái in 3D có tốc độ lên tới Mach 7.


hzsyejsqefbbdqk9tner3yn315x8vkfs.jpg
DART AE là phương tiện bay độc đáo, với khả năng in 3D và bay ở ở tốc độ lên tới Mach 7.

Trong lĩnh vực thám hiểm không gian, các tên lửa dưới quỹ đạo đang xuất hiện, làm đảo lộn những quan niệm thông thường về những gì có thể thực hiện được trong lĩnh vực này.


Rocket Lab (Mỹ), công ty hàng đầu thế giới về phóng tên lửa và hệ thống không gian, một lần nữa đưa ra kế hoạch mới, với tham vọng phóng vào không gian loại phương tiện có tốc độ chưa từng thấy.


Đầu tháng 11/2023, Rocket Lab đã công bố hợp đồng mới với Đơn vị Đổi mới Quốc phòng (DIU) cho sứ mệnh HASTE (Hypersonic Accelerator Suborbital Test Electron). Sứ mệnh lần đầu tiên sẽ ứng dụng một UAV có khả năng đạt tốc độ lên tới Mach 7.


Sứ mệnh HASTE của Rocket Lab liên quan đến việc ra mắt phương tiện siêu thanh DART AE cải tiến do công ty Hypersonix (Australia) phát triển.


Phương tiện tiên tiến này, được trang bị loại động cơ phản lực (Ramjet), là nguyên mẫu công nghệ dài 3m và nặng 300 kg, có tầm hoạt động 1.000 km.


Điều làm cho DART AE trở nên độc đáo là khả năng in 3D và năng lực bay ở những quỹ đạo độc đáo, không đạn đạo ở tốc độ lên tới 8.350 km/h. DART AE sử dụng bộ khung in 3D toàn bộ đầu tiên trên thế giới từ hợp kim chịu nhiệt độ cao.


Rocket Lab, được thành lập vào năm 2006 và có trụ sở tại California (Mỹ), đã trở thành một công ty nổi bật trong ngành vũ trụ. Công ty đã phát triển tên lửa Electron cỡ nhỏ, nền tảng vệ tinh Photon và hiện đang phát triển tên lửa Neutron cỡ lớn.


Electron là tên lửa thương mại nhỏ được phóng thường xuyên nhất trên thế giới và việc sử dụng nó trong sứ mệnh HASTE mang đến những cơ hội mới cho thử nghiệm thương mại.


Kể từ lần phóng lên quỹ đạo đầu tiên vào năm 2018, tên lửa Electron đã đưa 171 vệ tinh lên quỹ đạo cho các tổ chức chính phủ và tư nhân trong nghiên cứu, liên lạc và quốc phòng.


Nền tảng tàu vũ trụ Photon của công ty đã được NASA lựa chọn cho các sứ mệnh tới Mặt Trăng và Sao Hỏa, đồng thời cũng sẽ được sử dụng trong sứ mệnh thương mại tư nhân đầu tiên tới Sao Kim.


(theo Securitylab)


Mỹ - Trung sẽ công bố 'thỏa thuận lịch sử' về việc cấm ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Mỹ - Trung sẽ công bố 'thỏa thuận lịch sử' về việc cấm ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ công bố một thỏa thuận lịch sử nhằm cấm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực quân sự.
AI đang góp phần cách mạng hóa dịch vụ hàng không Ấn Độ

AI đang góp phần cách mạng hóa dịch vụ hàng không Ấn Độ

Trợ lý ảo Maharaja – công cụ hỗ trợ AI bắt đầu được hãng hàng không Ấn Độ Air India triển khai, kỳ vọng tạo ra cuộc cách mạng trong ngành dịch vụ. Mỹ ứng dụng công nghệ cao vào sứ mệnh truy lùng khoáng sản chiến lược

Mỹ ứng dụng công nghệ cao vào sứ mệnh truy lùng khoáng sản chiến lược

Sứ mệnh lập bản đồ địa chất trái đất bằng công nghệ cao hứa hẹn sẽ tạo ra cuộc cách mạng hóa hoạt động khai thác đất hiếm tại Mỹ.