Mô hình chợ 4.0: Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Chợ 4.0, (hay còn gọi là Chợ công nghệ) là hình thức chợ ứng dụng công nghệ thông minh vào cách đi chợ thông thường của người dân và thanh toán không dùng tiền mặt.


Nếu như trước đây, cứ đi chợ là ai cũng phải cầm theo ví tiền thì nay, nhiều người đi chợ chỉ mang theo... chiếc điện thoại. Tại rất nhiều chợ truyền thống ở các địa phương trên cả nước, người tiêu dùng khi mua sắm hàng hóa đã sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.


Chợ 4.0 (hay còn gọi là Chợ công nghệ) là hình thức chợ mới ứng dụng công nghệ thông minh vào cách đi chợ thông thường của người dân. Nói cách khác, đây là phương thức đi chợ được tích hợp và lĩnh hội từ lợi ích vượt trội của chợ truyền thống và những tính năng ưu việt của thanh toán điện tử.


Tại đây, người đi chợ hoàn toàn có thể thanh toán hàng hóa bằng việc thanh toán điện tử mà không cần phải sử dụng tiền mặt.


cho 40 bac can.jpg
Khách hàng thanh toán bằng quét mã QR Code tại Chợ Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Bắc Kạn.

Tại Bắc Kạn, từ tháng 12/2022, tỉnh đã thí điểm triển khai mô hình Chợ 4.0 - chợ thanh toán không dùng tiền mặt tại 12 chợ trên địa bàn, trong đó thành phố Bắc Kạn có 4 chợ và một số khu vực kinh doanh trên địa bàn; 7 huyện còn lại mỗi huyện có một chợ.


Với mô hình này, tiểu thương và người dân có thể mua bán hàng hóa tại chợ bằng cách quét mã QR, hay chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng điện tử vô cùng nhanh chóng, thuận tiện.


Với phương thức này, người dân có thể thoải mái đi chợ mà không còn những trở ngại như mang theo tiền lẻ, tính toán tiền thừa…


Chợ 4.0 là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh mua bán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng, tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại, từ đó giúp hình thành thói quen, từng bước đưa phương thức thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu trong quá trình giao dịch mua bán hàng hóa.


Bắc Kạn phấn đấu đến hết năm 2023, 100% tiểu thương tham gia bán hàng tại các chợ, các hộ kinh doanh và người dân thực hiện việc mua, bán hàng hóa sử dụng thành thạo công cụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ triển khai mô hình Chợ 4.0.


cho 40 son la.jpg
Triển khai mô hình chợ 4.0 tại Ban quản lý chợ Trung tâm.

Tại Sơn La, mô hình Chợ 4.0 tại chợ trung tâm thành phố và 7/11 chợ được UBND thành phố phối hợp với Viettel Sơn La, VNPT Sơn La triển khai từ tháng 7/2022 đang mang lại những tiện ích cho tiểu thương và khách hàng khi vào chợ mua bán.


Chủ một cửa hàng tại chợ cho biết từ khi có mô hình Chợ 4.0, cuối ngày bán hàng chị không phải dồn tiền để vào ngân hàng gửi chuyển trả tiền hàng cho các đối tác, tiết kiệm thời gian.


Hơn thế, việc triển khai mô hình Chợ 4.0 còn giúp Ban quản lý chợ đảm bảo việc quản lý thu giá tại chợ được nhanh hơn, chính xác hơn và giảm được kinh phí trong việc mua hóa đơn và vé khi thu giá tại chợ.


Nhân rộng mô hình Chợ 4.0, Sơn La đang tiếp tục phối hợp với đơn vị viễn thông triển khai mô hình tại một số chợ trên địa bàn; tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân tải App và cài đặt các nền tảng số, trong đó có nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt khi giao dịch mua bán hàng, góp phần thúc đẩy kinh tế số.


cho 40 4.jpg
Người dân dùng điện thoại dễ dàng quét mã QR chuyển khoản khi mua hàng.

Tại Thái Nguyên, mô hình Chợ 4.0 tại Chợ trung tâm Đại Từ được Sở Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên phối hợp với Viettel, Ủy ban Nhân dân huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) triển khai từ tháng 6/2022 nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh mua bán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.


Đây cũng là khu chợ đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên trở thành "khu chợ số" với nền tảng là mobile money, dịch vụ cho phép người dân mua bán, chuyển tiền, thanh toán không tiền mặt dễ dàng, nhanh chóng.


Với mô hình Chợ 4.0, tiểu thương và khách hàng có thể mua, bán hàng hóa tại chợ bằng cách quét mã QR hay chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng Viettel Money.


cho 40 2.jpg
Ngày càng có nhiều người sử dụng các công nghệ thanh toán mới.

Tại Hậu Giang, hoạt động triển khai thanh toán không dùng tiền mặt được quan tâm thực hiện bằng nhiều giải pháp, nổi bật là việc triển khai mô hình Chợ 4.0.


Ủy ban Nhân dân thành phố Rạch Giá triển khai mô hình Chợ 4.0 tại Trung tâm Thương mại Rạch Giá và các chợ trên địa bàn thành phố.


Từ mô hình Chợ 4.0, tiểu thương, người dân có thể mua bán hàng tại chợ bằng cách quét mã QR hay chuyển tiền qua ứng dụng Viettel Money, VNPT Money của Viettel, VNPT nhanh, thuận tiện mà không cần phải thanh toán bằng tiền mặt, tránh rủi ro về tiền rách, tiền giả.


Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung - Phó trưởng Ban Quản lý Trung tâm Thương mại Rạch Giá cho biết: “Qua gần 1 năm triển khai thực hiện, mô hình Chợ 4.0 tại Trung tâm Thương mại Rạch Giá được đa số tiểu thương, khách hàng đồng tình, ủng hộ bởi tiện ích mang lại qua thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán."


Có thể nói, mô hình Chợ 4.0 là xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số, tiêu biểu cho lối tiêu dùng thông minh, giúp nâng cao tính chính xác, thuận tiện và nhanh chóng trong từng giao dịch. Hơn thế nữa, nó còn tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu, giao dịch, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử.









Mo hinh cho 4.0: Thuc day thanh toan khong dung tien mat


Cho 4.0, (hay con goi la Cho cong nghe) la hinh thuc cho ung dung cong nghe thong minh vao cach di cho thong thuong cua nguoi dan va thanh toan khong dung tien mat.

Mô hình chợ 4.0: Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Chợ 4.0, (hay còn gọi là Chợ công nghệ) là hình thức chợ ứng dụng công nghệ thông minh vào cách đi chợ thông thường của người dân và thanh toán không dùng tiền mặt.
Mô hình chợ 4.0: Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: