Những quả cầu 2,8 tỷ năm tuổi tại Nam Phi khiến các nhà khoa học đau đầu tìm cách lý giải

Những quả cầu kỳ lạ này đã bổ sung thêm bằng chứng cho thấy sự sống thông minh tồn tại trên Trái Đất còn sớm hơn những gì ta nghĩ.


Michael Cremo, nhà khảo cổ đồng thời cũng là nhà nghiên cứu nhân chủng học, đã đi khắp thế giới để thu thập thông tin về những món đồ tạo tác bất thường và tổng hợp chúng trong cuốn sách nổi tiếng có tên “Forbidden Archaeology: The Hidden History of the Human Race” (tạm dịch Khảo cổ học bị cấm: Lịch sử ẩn giấu của loài người).


Năm 1984, khi đang điều tra về các quả cầu kỳ lạ ở Châu Phi, Cremo đã liên lạc với Roelf Marx, người phụ trách bảo tàng Klerksdorp. Theo Marx, những quả cầu được lưu trữ tại bảo tàng có niên đại lên đến 2,8 tỷ năm, với về mặt rất cứng và bên trong là cấu trúc dạng sợi.


Những quả cầu lên đến 2,8 tỷ năm tuổi tại Nam Phi khiến các nhà khoa học đau đầu tìm cách lý giải - Ảnh 1.

Những quả cầu Klerksdorp được tìm thấy tại Nam Phi có cấu trúc vô cùng đặc biệt


Marx đã viết cho Cremo rằng: “Không có tài liệu khoa học nào được công bố về các quả cầu, nhưng đây là sự thật: Chúng được tìm thấy trong khoáng chất có tên pyrophyllite, được khai thác gần thị trấn nhỏ Ottosdai, nằm ở tỉnh North West của Nam Phi. Đây là một loại khoáng chất thứ cấp khá mềm… và được hình thành bởi sự lắng đọng khoảng 2,8 tỷ năm trước.


Mặt khác, các quả cầu có cấu trúc dạng sợi bên trong với lớp vỏ rất cứng bên ngoài, chúng không thể bị trầy xước ngay cả khi tác động bằng thép".


Theo thang đo độ cứng Mohs, có 10 điểm tham chiếu về độ cứng, trong đó thép xếp hạng khoảng 6,5 đến 7,5. Điều này có nghĩa là các quả cầu được tìm thấy có độ cứng còn lớn hơn thế.


Những quả cầu lên đến 2,8 tỷ năm tuổi tại Nam Phi khiến các nhà khoa học đau đầu tìm cách lý giải - Ảnh 2.

Những quả cầu này được cho là còn cứng hơn cả thép


Vậy các quả cầu được hình thành một cách tự nhiên hay là sản phẩm của sinh vật thông minh?


Một số quả cầu Klerksdorp có hình elip với các đường rãnh bất quy tắc xung quanh, nhưng một số còn lại có hình dạng và tỷ lệ rất cân đối, đồng thời các đường rãnh cũng rất thẳng giống như được chạm khắc bằng tay. Chính vì thế, một số người cho rằng đây là sản phẩm được làm ra bởi những sinh vật thông minh.


Năm 2002, Bảo tàng Klerksdorp đã đăng tải một lá thư của John Hund trên trang web của mình. Nội dung bức thư tuyên bố rằng một trong những quả cầu đã được làm thí nghiệm tại Viện Vũ trụ California. Theo đó, các nhà khoa học kết luận rằng độ cân bằng của nó “vượt quá giới hạn của công nghệ đo lường mà họ có".


Tuy nhiên, theo nhà địa chất học Paul V.Heinrich, những tuyên bố trong bức thư này không hề được xác minh. Theo ông, những khối cầu Klerksdorp không hè có hình dạng cân đối hoàn hảo như bức thư đã khẳng định . Sau đó, những bức thư này đã bị xóa khỏi trang web.


Những quả cầu lên đến 2,8 tỷ năm tuổi tại Nam Phi khiến các nhà khoa học đau đầu tìm cách lý giải - Ảnh 3.

Những viên bi Moqui được tìm thấy tại Utah, Mỹ có phần vỏ ngoài làm từ oxit sắt và bên trong là cát


Ở Utah, Hoa Kỳ, người ta cũng tìm thấy những quả cầu tương tự. Chúng có tuổi đời khoảng 2 triệu năm và được gọi là viên bi Moqui. Truyền thuyết kể rằng tổ tiên của người Mỹ bản địa sẽ chơi trò chơi cùng với các quả bóng, đồng thời để lại chúng như một thông điệp cho người thân rằng họ đang hạnh phúc và khỏe mạnh.


Những viên bi Moqui có phần bên trong là cát và phần bên ngoài là oxit sắt. Các thử nghiệm của Heinrich trên quả cầu Klerksdorp cho thấy nó được làm từ hematit, cũng là một dạng khoáng chất của oxit sắt.


Điểm giống nhau này khiến nhiều người tin rằng những quả cầu Klerksdorp được hình thành một cách tự nhiên bên ngoài môi trường, tương tự bi Moqui. Chẳng hạn như Tiến sĩ Karrie Weber tại Đại học Nebraska–Lincoln, bà khẳng định rằng các khối cầu được tạo thành từ sản phẩm phụ bên trong quá trình sống của vi khuẩn.


Những quả cầu lên đến 2,8 tỷ năm tuổi tại Nam Phi khiến các nhà khoa học đau đầu tìm cách lý giải - Ảnh 4.

Nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải cho nguồn gốc của những quả cầu đặc biệt


Trong khi đó, nhà địa chất Dave Crosby, người đã thực hiện nghiên cứu với các viên bi Moqui ở Utah, ban đầu đưa ra giải thuyết rằng một vụ va chạm thiên thạch đã làm nóng chảy các vật chất, sau đó chúng cô đặc lại trên cát và tạo thành hình dạng mà ta thấy như hiện nay.


Tuy nhiên, khi kiểm tra kỹ hơn, Crosby không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về tác động của thiên thạch, vì vậy ông đã phát triển một giả thuyết khác. Cụ thể, giả thuyết thứ 2 cho rằng nước mưa đã hòa tan sắt, các khoáng chất và đưa chúng vào mạch nước ngầm. Các ion này về sau lắng đọng xung quanh các hạt cát để tạo thành khối cầu.


Phản đối quan điểm trên, nhà khảo cổ Cremo và những người có quan điểm trái ngược cho rằng những quả cầu này là bằng chứng của nền văn minh tiên tiến thời tiền sử. Họ cho rằng các nhà khoa học chính thống cần phải mạnh dạn hơn và sẵn sàng thừa nhận quan điểm mới, dù chúng có thể mâu thuẫn với quan điểm mà ta tin tưởng từ trước đến nay.


Lấy link







Nhung qua cau 2,8 ty nam tuoi tai Nam Phi khien cac nha khoa hoc dau dau tim cach ly giai


Nhung qua cau ky la nay da bo sung them bang chung cho thay su song thong minh ton tai tren Trai Dat con som hon nhung gi ta nghi.

Những quả cầu 2,8 tỷ năm tuổi tại Nam Phi khiến các nhà khoa học đau đầu tìm cách lý giải

Những quả cầu kỳ lạ này đã bổ sung thêm bằng chứng cho thấy sự sống thông minh tồn tại trên Trái Đất còn sớm hơn những gì ta nghĩ.
Những quả cầu 2,8 tỷ năm tuổi tại Nam Phi khiến các nhà khoa học đau đầu tìm cách lý giải
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: