Những ngôi nhà ngụy trang chống cướp biển trên đảo Ikaria

Đảo Ikaria của Hy Lạp ở biển Aegean là nơi có nhiều ngôi nhà đặc biệt, có thể ngụy trang vào thiên nhiên, chúng được xây dựng dưới những tảng đá khổng lồ để khiến chúng khó bị cướp biển phát hiện hơn.


Ngày nay, đảo Ikaria là một địa điểm du lịch nổi tiếng với những bãi biển đầy cát, những ngôi làng đẹp như tranh vẽ và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ.


Nhưng nó không phải lúc nào cũng là nơi ở yên bình và thơ mộng như ngày nay. Hàng trăm năm trước, đảo Ikaria là mục tiêu hàng đầu của những tên cướp biển gọi Aegean là quê hương của chúng, vì vậy để bảo vệ bản thân khỏi các cuộc tấn công của cướp biển, người dân địa phương bắt đầu xây dựng những ngôi nhà 'chống cướp biển' sâu trong núi, để hòn đảo của họ trông giống như nơi không có người ở.


Tại một số thời điểm trong quá khứ, toàn bộ cư dân của đảo Ikaria đã phải giấu mình trong những ngôi nhà bằng đá này để không thu hút sự chú ý của cướp biển, trừ khi chúng trực tiếp đặt chân lên hòn đảo tìm kiếm.


Những ngôi nhà đặc biệt này được tạo ra để chống cướp biển trên đảo Ikaria - Ảnh 1.


Các ghi chép lịch sử cho thấy nạn cướp biển đã hoành hành Ikaria và các đảo khác của Aegean từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, nhưng mọi thứ chỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Các cuộc đột kích vào hòn đảo xảy ra cả dưới sự cai trị của La Mã và Byzantine, và vào thế kỷ 14, sau khi hòn đảo trở thành một phần của Cộng hòa Genoa, nạn cướp biển trở nên tồi tệ đến mức người dân địa phương đã phá hủy các cảng của chính họ để ngăn chặn các cuộc xâm lược. Tuy nhiên những điều này vẫn là chưa đủ, hòn đảo vẫn phải tiếp tục đối mặt với nhiều đợt tấn công đến từ cướp biển.


Những ngôi nhà đặc biệt này được tạo ra để chống cướp biển trên đảo Ikaria - Ảnh 2.


Chỉ sau khi Ikaria được sáp nhập vào Đế chế Ottoman, người dân Ikaria mới quyết định thực hiện các biện pháp phòng trống cướp biển cuối cùng. Quy tắc và luật pháp lỏng lẻo của Ottoman thời đó đã mở đường cho cướp biển tấn công và đột kích các hòn đảo như Ikaria, và người dân địa phương không có nhiều lựa chọn để đối phó với tình hình này, cũng như không có được sự bảo vệ từ chính quyền. Họ có thể tự do lựa chọn việc ở trên hòn đảo để đối mặt với cướp biển, hoặc rời khỏi ngôi nhà của tổ tiên và chuyển đến nơi nào đó an toàn hơn. Tuy nhiên, những người dân địa phương đã tự lựa chọn phương án thứ ba… đó là vẫn ở lại trên hòn đảo, nhưng lại di chuyển và xây dựng một nơi ở mới an toàn hơn.


Những ngôi nhà đặc biệt này được tạo ra để chống cướp biển trên đảo Ikaria - Ảnh 3.


Được gọi là "những ngôi nhà chống cướp biển", những ngôi nhà này kết hợp các đặc điểm tự nhiên của cảnh quan miền núi của hòn đảo, chẳng hạn như những vách đá nhô ra và bụi rậm, do đó chúng sẽ trở nên khó phát hiện hơn từ khoảng cách xa.


Những ngôi nhà đặc biệt này được tạo ra để chống cướp biển trên đảo Ikaria - Ảnh 4.


Eleni Mazari, một người dân địa phương cho biết: “Đó là một sự đảo ngược hoàn toàn kiểu cấu trúc mà hầu hết mọi người liên tưởng đến Hy Lạp. Thời đại của những ngôi đền lớn đã qua. Người Ikaria trong quá khứ đã xây dựng những ngôi nhà được thiết kế để không ai nhìn thấy, và để làm được điều đó, họ phải đi lên cao trong vùng hoang dã, nơi mọi người không thể quan sát được họ từ biển”.


Những ngôi nhà đặc biệt này được tạo ra để chống cướp biển trên đảo Ikaria - Ảnh 5.


Người Ikaria vẫn tiếp tục xây dựng và sống trong những ngôi nhà chống cướp biển trong khoảng ba thập kỷ, thời kỳ thường được gọi là "kỷ nguyên cướp biển". Những ngôi làng trên núi như Lagkada vẫn còn sở hữu những ngôi nhà bằng đá từ thời đó.


Những ngôi nhà đặc biệt này được tạo ra để chống cướp biển trên đảo Ikaria - Ảnh 6.


Để tránh thu hút sự chú ý, các ngôi nhà thường chỉ có một tầng, thấp hơn tảng đá hoặc vách đá ngụy trang cho nó và chúng cũng không có ống khói để ngăn các cột khói bay lên. Người dân địa phương chủ yếu tương tác vào ban đêm và tránh sử dụng lửa hoặc bất kỳ nguồn ánh sáng nào, thậm chí họ còn không nuôi chó vì sợ rằng tiếng sủa của chúng sẽ thu hút những vị khách không mời.


Điều thú vị là, bất chấp những khó khăn mà người dân địa phương phải chịu đựng trong nhiều thế kỷ, Ikaria được biết đến là vùng đất trường thọ của Hy Lạp, nơi cứ ba người thì có một người sống khỏe mạnh đến những năm 90 tuổi và nhiều người trở thành những người trăm tuổi.


Theo nghiên cứu của Dan Buettner, một nhà giáo và nhà thám hiểm người Mỹ, bí quyết để người dân ở đảo Ikaria có một cuộc sống kéo dài như vậy chính là nhờ chế độ ăn uống và phong cách sống.


Tất cả các loại thực phẩm mà người dân tiêu thụ trên đảo đều là “cây nhà lá vườn”. Đậu, lạc, các loại rau hoa quả, mật ong và dầu ô-liu luôn là những đồ ăn được ưu tiên hàng đầu.


Thịt và các sản phẩm từ bơ sữa không được ưa chuộng nhiều. Theo tính toán, lượng chất chống oxy hóa trong các loại đồ ăn ở đây cao gấp 10 lần so với lượng chất có trong rượu vang đỏ.


Lối sống của người dân trên đảo rất lành mạnh và giản dị. Người dân đảo Ikaria rất coi trọng những công việc lao động vất vả, nặng nhọc. Tất cả mọi người đều được học cách trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá từ rất sớm.


Một yếu tố khác làm nên sự trường thọ của người dân đảo Ikaria chính là giấc ngủ trưa. Các chuyên gia đã chứng minh, cư dân tại đây thường xuyên ngủ trưa nên nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm hơn 40% so với tại các thành phố, đô thị thông thường.


Đó là một trong những “vùng xanh” hiếm hoi trên thế giới, nơi mà mọi người thường xoay sở để sống lâu hơn phần còn lại của chúng ta từ 10 năm trở lên.


Nguồn: Odditycentral; Tinycircuits Lấy link







Nhung ngoi nha nguy trang chong cuop bien tren dao Ikaria


Dao Ikaria cua Hy Lap o bien Aegean la noi co nhieu ngoi nha dac biet, co the nguy trang vao thien nhien, chung duoc xay dung duoi nhung tang da khong lo de khien chung kho bi cuop bien phat hien hon.

Những ngôi nhà ngụy trang chống cướp biển trên đảo Ikaria

Đảo Ikaria của Hy Lạp ở biển Aegean là nơi có nhiều ngôi nhà đặc biệt, có thể ngụy trang vào thiên nhiên, chúng được xây dựng dưới những tảng đá khổng lồ để khiến chúng khó bị cướp biển phát hiện hơn.
Những ngôi nhà ngụy trang chống cướp biển trên đảo Ikaria
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: