Sinh vật có thể còn sống sau 830 triệu năm kẹt trong đá

Australia - Một nghiên cứu ở Đại học Tây Virgin phát hiện dấu vết của sinh vật nhân sơ và tảo mắc kẹt bên trong những tinh thể đá muối có niên đại 830 triệu năm.


Hiện nay, vùng trung tâm Australia là sa mạc, nhưng nơi đây từng là một biển nước mặn thời xa xưa. Thành hệ Browne có nhiều đặc trưng riêng, bao gồm lớp đá muối trải rộng. Sử dụng mẫu vật lõi thành hệ Browne do Cục Khảo sát Địa chất Tây Australia thu thập năm 1997, nhà địa chất học Sara Schreder-Gomes và cộng sự tiến hành nghiên cứu đá muối bằng phương pháp quang học không xâm lấn, giúp đá muối nguyên vẹn. Điều đó có nghĩa bất kỳ thứ gì tồn tại bên trong viên đá phải mắc kẹt vào thời điểm tinh thể hình thành.


Nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích đá bằng cực tím và ánh sáng truyền qua, đầu tiên ở độ phóng đại thấp để xác định tinh thể halite, sau đó tăng gấp 2.000 lần để tìm hiểu chất lỏng mắc kẹt trong đó. Ở bên trong tinh thể, họ tìm thấy chất rắn và chất lỏng hữu cơ phù hợp với tế bào sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực, dựa trên kích thước, hình dạng và huỳnh quang tia cực tím.


Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh có thể một số tổ chức sinh vật vẫn còn sống. Trước đây, sinh vật nhân sơ từng được lấy ra từ đá halite có niên đại 250 triệu năm. Ngoài ra, những tổ chức vi sinh vật có thể sống sót trong chất lỏng mắc kẹt bằng cách thay đổi trao đổi chất, cùng tồn tại với hợp chất hữu cơ hoặc tế bào chết đóng vai trò như nguồn dinh dưỡng.


Phát hiện của Schreder-Gomes và cộng sự cho thấy đá muối, một khoáng chất tự nhiên, có thể là nguồn để nghiên cứu môi trường nước biển cổ đại mà giới khoa học chưa khai thác. Nghiên cứu cũng có nhiều ý nghĩa đối với tìm kiếm sự sống cổ đại không chỉ trên Trái Đất mà cả ở hành tinh khác như sao Hỏa, nơi trầm tích muối được xác định là bằng chứng của hồ nước lỏng lớn thời xa xưa. Schreder-Gomes và cộng sự công bố kết quả nghiên cứu hôm 6/5 trên tạp chí Geology.


Các vi hóa thạch cổ đại trước đây nằm trong những thành hệ đá như đá phiến sét với niên đại hàng tỷ năm. Muối không thể bảo quản vật chất hữu cơ theo cách tương tự. Thay vào đó, khi tinh thể hình thành trong môi trường nước muối, một lượng nhỏ chất lỏng có thể mắc kẹt bên trong, gọi là chất lỏng mắc kẹt. Chúng là dấu tích của loại nước mà đá muối kết tinh từ đó và rất hữu ích về mặt khoa học, bởi chúng chứa thông tin về nhiệt độ nước, thành phần hóa học và thậm chí cả nhiệt độ khí quyển ở thời điểm khoáng chất hình thành.


An Khang (Theo Science Alert)









Sinh vat co the con song sau 830 trieu nam ket trong da


Australia - Mot nghien cuu o Dai hoc Tay Virgin phat hien dau vet cua sinh vat nhan so va tao mac ket ben trong nhung tinh the da muoi co nien dai 830 trieu nam.

Sinh vật có thể còn sống sau 830 triệu năm kẹt trong đá

Australia - Một nghiên cứu ở Đại học Tây Virgin phát hiện dấu vết của sinh vật nhân sơ và tảo mắc kẹt bên trong những tinh thể đá muối có niên đại 830 triệu năm.
Sinh vật có thể còn sống sau 830 triệu năm kẹt trong đá
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: